15/09/2013 10:13

Hạt gạo phải có thương hiệu

Cải tiến sản xuất, xây dựng thương hiệu và nâng cao đời sống nông dân là những vấn đề đặt ra để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam

Xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều năm liền đứng trong số những nước dẫn đầu về lượng, song lại luôn “lép vế” về giá trên thị trường thế giới. Tại hội thảo “Nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam” tổ chức tại TP HCM tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhìn nhận: Cả ba khâu từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu gạo đều bất cập, công tác điều hành chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, cần xem xét một cách tổng thể trong chuỗi từ sản xuất, thu mua, tạm trữ đến chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu và xuất khẩu. Nói một cách khác, cần thay đổi tư duy sản xuất lúa gạo để phát triển bền vững ngành hàng chiến lược này.

Hướng vào lợi ích nông dân

Nếu như năm 2006 xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt gần 4,69 triệu tấn, trị giá 1,195 tỉ USD thì đến năm 2010 đạt gần 6,8 triệu tấn, trị giá gần 3 tỉ USD. Tuy nhiên, năm 2012, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục với 8,1 triệu tấn nhưng giá trị mang về cũng chỉ gần 3 tỉ USD.  Năm nay, tình hình càng khó khăn hơn khi xuất khẩu 8 tháng đầu năm sụt giảm mạnh về cả lượng và giá. Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết với tình hình hiện tại, dự kiến năm 2013 xuất khẩu sẽ  khó đạt 7,5 triệu tấn như chỉ tiêu đề ra vì diễn biến xuất khẩu gạo đang theo chiều hướng không thuận lợi. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo thì “đã yếu lắm rồi”. Giám đốc một DN xuất khẩu gạo ngao ngán: “Nếu cuối năm nay, tổng kết số lượng DN xuất khẩu gạo lỗ 50% là điều đáng mừng. Với đà này, lỗ có thể lên tới 70%, thậm chí 90%”.

Gạo Việt Nam xuất khẩu có sản lượng nhiều nhưng giá thấp. Ảnh: NGỌC TRINH

DN kêu lỗ, còn nông dân trồng lúa thì vẫn rất nghèo. GS-TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long, cho rằng nông dân là “gốc” của ngành hàng này nhưng hưởng lợi chưa công bằng. Theo kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị xuất khẩu gạo ở Kiên Giang, nông dân bán trực tiếp cho công ty xuất khẩu gạo chỉ có 5,1%, bán cho nhà máy chế biến chỉ 2,8% và bán cho thương lái đến 91%. Với hành trình “vòng vèo” này, giá gạo xuất khẩu công ty mua là 8.142 đồng/kg nhưng nông dân chỉ bán có 5.212 đồng/kg, còn 2.930 đồng là các khâu trung gian thương lái, nhà máy xay xát, đánh bóng... Do vậy, tái cơ cấu sản xuất lúa gạo cần hướng vào lợi ích của nông dân.

Định hướng của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh thẳng thắn: “Tồn tại lớn nhất trong xuất khẩu gạo là chưa xây dựng thương hiệu gạo, tự làm mất khả năng cạnh tranh của mình”.

Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam không có được một thương hiệu rõ ràng, khách hàng coi gạo Việt Nam có chất lượng kém nhất, kể cả gạo cao cấp 5% hay gạo cấp thấp 25% tấm. Trong khi các nước xuất khẩu cạnh tranh với Việt Nam như Thái Lan có giống Khaodakmali, Mỹ có Jasmine hay Basmati của Ấn Độ và Pakistan là những thương hiệu gắn liền với sản xuất các nước đó và được người tiêu dùng trên toàn thế giới biết đến thì Việt Nam không có giống chủ lực nào tạo thương hiệu cho xuất khẩu.
 
Ông Phạm Văn Bảy cho rằng chất lượng gạo của chúng ta không thể bằng Thái Lan vì mỗi mùa họ chỉ có vài chục giống còn chúng ta một vụ có đến hơn 200 giống lúa. Hiện nông dân sản xuất theo truyền thống cả về giống và quy trình chạy theo sản lượng, còn nhà nước thì thiếu định hướng sản xuất cho người dân, chưa đầu tư nghiên cứu tạo ra giống tốt để nâng chất lượng gạo.

Thực tế trên cho thấy để nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, phải tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng, có sự tham gia, định hướng của nhà nước và sự đầu tư của DN; không thể để nông dân “tự bơi”.

kienqui
từ khóa :

Viết bình luận

Thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 20-5

Thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động ngày 20-5

Video 00:00

(NLĐO) - Khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội Khóa XV; TP HCM thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; doanh nghiệp nỗ lực kìm giữ giá cả hàng hóa; Israel rạn nứt vì kế hoạch Gaza… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Người Lao Động số ra ngày 20-5

Giới trẻ TP HCM đổ về chùa Pháp Hoa thả hoa đăng

Giới trẻ TP HCM đổ về chùa Pháp Hoa thả hoa đăng

Thời sự 22:47

(NLĐO) – Chiều tối 19-5, hàng nghìn người đổ về chùa Pháp Hoa (quận 3, TP HCM) thả hoa đăng dịp lễ Phật đản.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là ai?

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi là ai?

Quốc tế 22:45

(NLĐO) – Ông Ebrahim Raisi kế nhiệm ông Hassan Rouhani trở thành tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran từ tháng 6-2021.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Trường Sơn - Chân trần chí thép"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Trường Sơn - Chân trần chí thép"

Chính trị 22:27

(NLĐO) - Chương trình đã tái hiện lại những tháng ngày oanh liệt, hào hùng của toàn dân tộc 65 năm trước và thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ cha, ông đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc

Cô gái trẻ bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy

Cô gái trẻ bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy

Thời sự 21:33

(NLĐO)- Trong cơn mưa giông bất chợt chiều ngày 19-5, có hai người phụ nữ ở Thanh Hóa bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường và đang gặt lúa trên cánh đồng

Thắp sáng ước mơ cho gia đình hiếm muộn

Thắp sáng ước mơ cho gia đình hiếm muộn

Khoẻ - Đẹp 21:29

Ngày 19-5, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tổng kết chương trình "Tuần lễ Vàng 2024" và kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội với chủ đề "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn”.

Trực thăng chở tổng thống Iran gặp sự cố, cứu hộ đang tìm

Trực thăng chở tổng thống Iran gặp sự cố, cứu hộ đang tìm

Quốc tế 21:25

(NLĐO) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Iran Ahmed Vahid xác nhận chiếc trực thăng gặp sự cố đang chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.