27/03/2004 00:05

Trò đùa với bạo lực

Trung Đông vốn như thùng thuốc súng sắp phát hỏa, giờ đã thực sự biến thành chảo lửa sau vụ thủ lĩnh tinh thần của Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas, Ahmed Yassin, bị tên lửa của Israel sát hại.

Bạo lực vốn là chuyện thường ngày ở Trung Đông nhưng khó ai có thể tin rằng bạo lực lại nhanh chóng leo thang theo chiều hướng nguy hiểm đến như vậy. Người ta lo ngại bởi vụ sát hại ông Yassin đã chính thức mở màn cho chiến dịch tiêu diệt các thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo Hamas mà Bộ trưởng Quốc phòng Israel S. Mofaz đã công khai tuyên bố: “Chúng tôi đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công, và trong cuộc chiến này, tất cả các thành viên ban lãnh đạo Hamas đều là mục tiêu”.

Một lần nữa người ta lại thấy sự tái hiện của chính sách “ám sát có chủ đích” mà Israel đã từng nhiều lần áp dụng. Kể từ khi các cuộc xung đột bùng phát trở lại, đã có hàng chục quan chức cao cấp các nhóm khác nhau của người Palestine trở thành nạn nhân của chính sách này. Không những thế, đòn bạo lực bây giờ không còn mang tính chất “máu phải trả bằng máu”, tức là cứ sau mỗi vụ bạo động đổ máu là các bên xung đột lại tìm cách trả đũa lẫn nhau. Đằng sau tuyên bố của ông S. Mofaz “các cuộc tìm diệt sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần phải có các vụ đánh bom liều chết khác nhằm vào người Israel” là lời đe dọa về làn sóng bạo lực lan tràn.

Người ta có thể nghe thấy lời diễn giải từ phía Tel Aviv rằng đây là một phần trong kế hoạch “hòa bình” mà Thủ tướng Ariel Sharon đưa ra nhằm rút quân Israel khỏi Dải Gaza của người Palestine. Theo quan điểm của  Israel, Hamas là mối nguy cơ có tính chiến lược đối với Israel nên phải làm tổ chức này suy yếu trước khi có bất cứ hành động nhượng bộ nào từ phía Israel. Thật nghịch lý khi để có an ninh cho mình, Tel Aviv sẵn sàng trút sức mạnh lên đầu người khác. Lịch sử hơn nửa thế kỷ xung đột ở Trung Đông cho thấy bạo lực luôn đẻ ra bạo lực, tạo ra vòng xoáy khủng bố không biết bao giờ mới chấm dứt. Thực tế là cứ sau mỗi vụ bạo lực, người ta lại thấy vang lên lời kêu gọi trả thù và điều đó đồng nghĩa với việc lại có thêm những người PalestineIsrael thiệt mạng.

Vốn đã quen với phương pháp bạo lực để đòi độc lập, Hamas chắc chắn sẽ không chấp nhận kết cục bi thảm như vậy với thủ lĩnh của mình. Trong khi tại các thánh đường Hồi giáo đều vang lên tiếng kinh Koran cầu nguyện cho ông Yassin, thì trên các đường phố của Dải Gaza, người ta đã nghe thấy tiếng gào thét của các chiến binh Hamas: “Sheikh Ahmed Yassin hãy yên nghỉ vĩnh hằng. Chúng ta sẽ mang cái chết đến từng ngôi nhà, từng thành phố, từng con đường ở Israel”. Cơn lốc bạo lực đang tiến gần đến Trung Đông mà ẩn chứa trong nó là mối đe dọa đẩy tiến trình hòa bình giữa Palestine với Israel vào thế bế tắc không lối thoát. Như vậy, làm sao có thể tiếp tục các sáng kiến hòa bình mà nhóm “bộ tứ” gồm Mỹ, Nga, Liên Hiệp Quốc và EU đưa ra. Tất cả những thỏa thuận mà cộng đồng quốc tế phải rất nỗ lực mới đạt được cho Trung Đông có thể sẽ chỉ còn là đống giấy lộn vô nghĩa.

Nguy hiểm hơn, bạo lực có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát, mà như lời cảnh báo của ông Saeb Erekat, trưởng đoàn đàm phán Palestine, dẫn đến mưu toan tiêu diệt chính quyền Palestine và giết hại Tổng thống Palestine Yasser Arafat. Phải rất khó khăn, chính quyền Palestine của Tổng thống Y. Arafat mới kiềm chế được phần nào các hành động của các tổ chức vũ trang Hồi giáo cực đoan như Hamas. Mở cánh cửa cho bạo lực, kích động Hamas lao vào các hành động trả đũa, có thể còn là mưu toan của Israel gây chia rẽ hàng ngũ lãnh đạo của người Palestine. Nếu trấn áp các phần tử cực đoan Hamas, Tổng thống Y. Arafat có nguy cơ không còn nhận được sự ủng hộ của phong trào Fatah, lực lượng chính của chính quyền Palestine. Còn nếu không kiểm soát được tình hình nội bộ thì đó là cớ để Israel trả đũa, kể cả nhắm vào ông Arafat.

Tiến trình hòa bình Trung Đông đang trong thời điểm bi kịch. Bạo lực có thể làm người ta lo ngại nhưng không thể áp đặt bằng bạo lực, càng không thể bảo đảm an ninh và hòa bình bằng bạo lực. Lịch sử Trung Đông là lời cảnh báo rõ nhất rằng vũ lực chỉ đào sâu thêm chiếc hố hận thù ngăn cách giữa PalestineIsrael. Trò đùa với bạo lực có thể đem lại hậu quả khó lường.

từ khóa :

Viết bình luận


Phát hiện bạn hút ma túy phải làm sao?

Phát hiện bạn hút ma túy phải làm sao?

Pháp luật 13:13

(NLĐO) - Hút ma túy có bị xử lý hay không, nếu phát hiện bạn sử dụng ma túy thì phải ứng xử như thế nào để hợp tình, hợp lý.

Chuyện không lạ thành mới

Chuyện không lạ thành mới

Quốc tế 12:40

Úc vừa phản ứng rất gay gắt việc chiến đấu cơ Trung Quốc chiếu sáng trực thăng MH-60R Seahawk của Hải quân Úc bay tuần tra ở vùng biển Hoàng Hải cuối tuần rồi.

Người dùng iPhone nên xóa ứng dụng này để không bị theo dõi

Người dùng iPhone nên xóa ứng dụng này để không bị theo dõi

Công nghệ 12:39

(NLĐO)- Khi người dùng iPhone cài đặt ứng dụng TestFlight có thể bị theo dõi mà không hề hay biết

Vải thiều Tây Nguyên đầu mùa tăng giá gấp đôi, vì sao?

Vải thiều Tây Nguyên đầu mùa tăng giá gấp đôi, vì sao?

Kinh tế 12:26

(NLĐO) – So với cùng kỳ năm ngoái, giá quả vải thiều Tây Nguyên đầu mùa cao gấp đôi do mất mùa, sản lượng hạn chế

56 hộ dân đồng lòng hiến đất mở rộng hẻm

56 hộ dân đồng lòng hiến đất mở rộng hẻm

Bạn đọc 12:26

(NLĐO) - Hẻm 142D đường Cô Giang có chỗ chỉ rộng 1,5 m được người dân đồng lòng hiến đất để mở rộng.

Bị lừa bán sang Campuchia, đòi 250 triệu đồng để chuộc người

Bị lừa bán sang Campuchia, đòi 250 triệu đồng để chuộc người

Pháp luật 12:25

(NLĐO)- Nhận được tin nhắn của con trai với nội dung bị lừa bán sang Campuchia và nhiều cuộc điện thoại lạ đòi tiền chuộc 250 triệu đồng, một gia đình ở Thanh Hóa đã tới công an trình báo

Hy vọng tan biến, gia đình chịu tang con trai mất tích trên Vịnh Bắc Bộ

Hy vọng tan biến, gia đình chịu tang con trai mất tích trên Vịnh Bắc Bộ

Thời sự 12:12

(NLĐO) – Đã 10 ngày trôi qua không có lấy một chút tin tức, mọi hy vọng dường như tan biến, gia đình ngư dân đã lập vội bàn thờ vọng tại bãi biển trong sự đau đớn, tang thương.