Giáo dục
10/03/2016 10:50

Học sinh Phần Lan đi làm vài năm mới thi đại học

In bài viết

Phần lớn học sinh ở Phần Lan quyết định đi làm rồi mới thi đại học vì kỳ thi tuyển sinh rất khó và một số ngành nghề yêu cầu kinh nghiệm thực tế cao.

Người Phần Lan rất coi trọng giáo dục, xem đây là chìa khóa dẫn tới thành công trong việc phát triển kinh tế và xã hội.

 


Thi vào Đại học ở Phần Lan rất khó

Nguyễn Thị Lan Hà, cựu học sinh trường Trung học Laanila, thành phố Northern Ostrobothnia, cho hay: “Ở bậc tiểu học và trung học, Phần Lan không coi trọng việc đánh giá và thi cử. Trường nào tổ chức thi và chấm điểm cho học sinh là phạm pháp. Không có trường chuyên, lớp chọn, trường đặc biệt, không phân biệt nông thôn, thành phố, tất cả học sinh đến trường đều được đối xử công bằng”.

Trung học dễ, đại học khó

Học cấp ba ở Phần Lan không khó, nhưng để thi và học một trường đại học là vấn đề lớn.

Theo hệ thống giáo dục nước này, trường cấp ba chia thành 2 loại: Trường học nghề và học để thi đại học. Sau khi hết cấp ba, học sinh có thể lựa chọn giữa trường nghề (Vocational school), trường đại học ứng dụng (Polytechnic - University of Applied Sciences), trường đại học (University).

Học sinh sẽ trải qua kỳ thi đầu vào, được tổ chức vào tháng 4 hàng năm. Đây là cuộc thi rất cạnh tranh và căng thẳng. Phần lớn học sinh đều quyết định đi làm một đến vài năm rồi mới thi đại học.

Đặng Hoàng Minh Dương, cựu học sinh trường Trung học Nokian Iukio, thành phố Pirkanmaa, giải thích thi đại học năm đầu thường rất khó: “Học hết cấp ba, mình đi làm một năm tại xưởng sửa chữa xe, rồi mới thi vào khoa Cơ khí tại Đại học Humak. Trong năm đó, mình vừa học vừa ôn thi rất vất vả”.

Lan Hà nói thêm một phần do nhiều ngành, trường yêu cầu học sinh có kinh nghiệm làm việc, như khoa Quản trị Nhà hàng, Khách sạn mà nữ sinh đang học.

Các môn thi tùy thuộc ngành học. Học sinh được phép chọn 2 nguyện vọng. Khi kỳ thi kết thúc, các khoa sẽ công bố điểm chuẩn. Mỗi trường có một điểm chuẩn khác nhau.

Lan Hà cho hay có rất nhiều các mẫu đề, bộ đề để học sinh luyện thi. Việc trượt đại học tại Hà Lan là bình thường, nhiều người thi lại 2-3 lần.

"Chính vì khó như vậy nên học sinh Phần Lan thường có 2 lựa chọn. Nghỉ học đi làm và ôn thi đại học; hoặc học vài năm tại trường nghề, rồi thi đại học", Minh Dương nói và cho biết thêm 23-24 tuổi mới vào đại học ở đây là bình thường. Những người học đại học rất được coi trọng, dù ở tuổi nào.

 


Sinh viên Đại học Phần Lan 

Quan trọng việc chọn ngành, nghề

Học sinh Phần Lan lựa chọn nghề nghiệp theo sở thích và khả năng của mình. Người dân ở đây quan niệm, nghề nghiệp phù hợp còn quan trọng hơn cả tiền bạc.

Theo tạp chí Business Insider, ngành "hot" hiện nay tại Phần Lan là Chính trị. Để thi đỗ vào trường, học sinh phải nắm vững kiến thức về lịch sử thế giới, lịch sử trong nước, viết bài luận hoàn hảo, có kiến thức cơ bản về logic học, triết học… Mỗi năm, ngành này nhận khoảng 3.000 hồ sơ, nhưng chỉ lựa chọn 13 sinh viên.

Trần Huyền Trang, sinh viên Đại học Porin Lyseo, thành phố Sata Kunta kể hầu hết học sinh thông minh nhất lớp đều đăng ký nguyện vọng 1 ngành Chính trị. Các bạn sẽ phải đọc những cuốn sách rất dày và phải dành từ 1-2 năm để ôn thi.

Nghề Y cũng được rất nhiều sinh viên lựa chọn, vì vừa có thu nhập cao, ổn định. Nhưng điểm thi vào ngành này không hề dễ. Ví dụ môn Toán, ứng viên phải đạt ít nhất 12/20 điểm. Bài luận 8 điểm là thấp nhất.

Huyền Trang khẳng định, giành được một suất học ngành Y tế là rất cạnh tranh. Thông thường, cứ 100 thí sinh, 4 người được chọn.

Ngành Kinh doanh quốc tế có thí sinh nộp đơn ứng tuyển đông nhất. Để chắc chắn đỗ được vào một trường có đào tạo nghành học này, học sinh phải đảm bảo thi được trên 28 điểm cho 4 môn.

"Thí sinh phải nắm chắc kiến thức về chiến lược kinh doanh, tâm lý khách hàng, hoạt động kinh tế, lao động, xã hội và tài chính", Huyền Trang nói.

N. Giang

từ khóa :
Vietbank nổi bật tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo

Vietbank nổi bật tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo

Ngân hàng 22:20

Tham dự sự kiện tuyển dụng và đào tạo quy mô lớn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) thu hút hàng ngàn lượt khách mời và ứng viên việc làm tiềm năng

Techcombank “Sinh Lời Trúng Lớn” bùng nổ: Xe VinFast, iPhone 16 đã có chủ

Techcombank “Sinh Lời Trúng Lớn” bùng nổ: Xe VinFast, iPhone 16 đã có chủ

Ngân hàng 16:07

Chương trình "Sinh lời trúng lớn" song hành cùng sản phẩm chủ đạo Techcombank Sinh Lời Tự Động đang là tâm điểm chú ý của khách hàng với hàng triệu quà "khủng"

VPBank khẳng định dấu ấn tại Ngày không tiền mặt 2025

VPBank khẳng định dấu ấn tại Ngày không tiền mặt 2025

Ngân hàng 16:04

Mang đến không gian số hóa toàn diện và loạt hoạt động hấp dẫn, VPBank đã tạo điểm nhấn nổi bật trong sự kiện Ngày không tiền mặt 2025.

EVNHCMC chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới doanh nghiệp công nghệ hiện đại

EVNHCMC chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới doanh nghiệp công nghệ hiện đại

Thị trường 15:35

(NLĐO)- Trong nhiệm kỳ 2020-2025, EVNHCMC đã hoàn thành và vượt hầu hết các chỉ tiêu đã đặt ra.

Herbalife Việt Nam cùng VnExpress Marathon Quy Nhơn 2025 lan tỏa lối sống năng động đến cộng đồng

Herbalife Việt Nam cùng VnExpress Marathon Quy Nhơn 2025 lan tỏa lối sống năng động đến cộng đồng

Thị trường 13:57

Herbalife Việt Nam năm thứ 3 liên tiếp với vai trò Nhà tài trợ Dinh dưỡng giải VnExpress Marathon, một trong những sự kiện thể thao cộng đồng lớn nhất cả nước.

Golden City - Tâm điểm đón sóng hạ tầng Tây Ninh, định hình chuẩn sống mới cho nhà ở xã hội

Golden City - Tâm điểm đón sóng hạ tầng Tây Ninh, định hình chuẩn sống mới cho nhà ở xã hội

Dự án mới 09:00

Tây Ninh ngày càng khẳng định vị thế với loạt dự án hạ tầng trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, mở ra cơ hội kết nối vùng và phát triển kinh tế - xã hội.

PNJ lần thứ hai liên tiếp vào danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

PNJ lần thứ hai liên tiếp vào danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Sản xuất - Kinh doanh 06:00

Sáng 17-6, tạp chí Fortune công bố danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á. PNJ là doanh nghiệp bán lẻ trang sức duy nhất của Việt Nam được xướng tên