xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi niềm ngày Tết của thầy trò vùng cao

Quang Mạnh

(NLĐO)- Tết về, nghĩa tình của những người giáo viên vùng cao như thầy Đào, thầy Dương càng đong đầy hơn khi họ dành dụm những đồng lương ít ỏi của mình để gói bánh chưng, mua bim bim, tặng quà cho học sinh.

"Dẫu biết còn nhiều khó khăn và gian nan trên hành trình gieo chữ cho trẻ vùng cao nhưng bằng tình yêu thương và sự nhiệt huyết, chúng tôi – những người thầy vẫn kiên trì bám bản vì một tương lai tươi sáng của con em đồng bào dân tộc thiểu số" - đó là tâm sự của thầy giáo Vi Thanh Đào – giáo viên Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An). Những ngày này, trên trường của thầy Đào đã ngập tràn không khí Tết. Học sinh và phụ huynh mang đào trong rừng ra mang đến trường là thấy mùa xuân về.

Nỗi niềm ngày Tết của giáo viên vùng cao - Ảnh 1.

Học sinh Trường Tiểu học Tri Lễ 4

"Gắn bó với trẻ vùng cao mới thấy các con thiệt thòi lắm. Nếu trẻ em ở miền xuôi và những thành phố lớn đã mua sắm quần áo mới, đồ chơi mới thì đối với trẻ em vùng cao quần áo mới chỉ là một niềm khát khao, mơ ước.

Tết của giáo viên cùng cao cũng theo đó mà…không có gì. Sát Tết, một số phụ huynh có mang đào ra tặng các thầy nhưng vì đường xá xa xôi, hiểm trở nên hầu hết chúng tôi đều không mang về nhà được mà để tại trường. Tết chỉ có thế.

Một chiếc bập bênh đơn giản nhưng là tất cả niềm vui của học sinh trường Tiểu học Tri Lễ 4

Nhưng niềm vui lớn nhất của chúng tôi khi tết đến, mùa xuân về chỉ đơn giản là là học sinh đến trường đầy đủ và không có em nào nghỉ để theo bộ mẹ lên rẫy làm. Vì thông thường, năm nào cũng thế, cứ sau kỳ nghỉ tết là học sinh tại Tri Lễ 4 nghỉ học rất nhiều".

Thầy Đào kể, vì sợ học sinh nghỉ học sau tết nên năm nào trước khi nghỉ tết thầy Đào cũng dặn dò học sinh "ra tết các con nhớ đến trường, thầy sẽ mang bánh chưng và bim bim lên tặng các con". Mỗi dịp tết, thầy chở khoảng gần 40 chiếc bánh chưng từ nhà lên tặng cho học sinh và người trong bản.

Nỗi niềm ngày Tết của giáo viên vùng cao - Ảnh 3.

Ở ngôi trường không có điện thầy giáo cắm bản trường tiểu học Cắm Muộn 2 phải soi đèn pin nấu cơm

Có lẽ, tết về, nghĩa tình của những người giáo viên vùng cao như thầy Đào càng đong đầy hơn khi họ dành dụm những đồng lương ít ỏi của mình để gói bánh chưng, mua bim bim cho học sinh. Nó là món quà tết giản dị nhưng nhờ tấm lòng thơm thảo của những người giáo viên như thế mà những học sinh có thêm niềm động lực phấn đấu học tập, bám trường, bám lớp.

Thầy và trò trường Tiểu học Tri Lễ 4 trong buổi hoạt động ngoài trời

Thành lập từ năm 1982, tính đến nay đã hơn 30 năm, nhưng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) chưa từng có một cô giáo.

Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Còn thầy Vi Văn Dương (giáo viên trường tiểu học Cắm Muộn 2 - xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong, Nghệ An) cho hay: " Giáo viên vùng cao ngoài là nhà giáo còn là cha, là mẹ, bằng yêu thương và trách nhiệm, chăm chút, lo lắng cho học trò như chính con của mình.

Nỗi niềm ngày Tết của giáo viên vùng cao - Ảnh 5.

Thầy giáo trường tiểu học Cắm Muộn 2 bắt chấy cho học sinh

Cứ mỗi dịp tết đến là chúng tôi tổ chức tặng quà cho học sinh nghèo trong bản chỉ với mơ ước duy nhất là các con tiếp tục bám trường cùng thầy cô chứ không dám mơ ước gì cao sang. Những món quà không đủ giúp các em học thoát khỏi nghèo khó, vất vả, nhưng nó như là một làn gió ấm giúp học sinh vùng cao vượt qua những ngày đông giá rét, thắp lên niềm vui mỗi khi Tết đến, xuân về, tiếp thêm động lực, niềm tin giúp các em gắn bó hơn với trường lớp.

Các học sinh ở đây sống rất tình cảm, mỗi lần lễ tết là giáo viên lại nhận được vài bó rau rừng hay những bó hoa dại do chính các con hái. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng tôi cũng thấy cả mùa xuân trong tim".

Học sinh của thầy Dương phần lớn là người Khơ - mú, đời sống còn cực kỳ khó khan, cái nghèo, cái đói cứ quấn mãi lấy phận người. Cái ăn còn chưa đủ nên phụ huynh cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến con, "khoán trắng" việc chăm sóc con cho thầy. Ngoài việc chăm lo sự học, các thầy giáo chăm lo cho học sinh từ quần áo, đầu tóc. Việc thầy giáo cắt móng tay, cắt tóc hay bắt chấy cho học sinh là điều rất bình thường ở đây.

Thầy Dương kể, tại trường Trường Tiểu học Cắm Muộn 2 không có đường giao thông, không có điện nên mỗi lần các thầy về thăm nhà và trở lại trường là những "cuộc di chuyển" cực kỳ vất vả.

Nỗi niềm ngày Tết của giáo viên vùng cao - Ảnh 6.

Đường đến trường đầy gian nan của thầy giáo trường tiểu học Cắm Muộn 2

Các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội. Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều "không": không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet,… Nhiều hôm đường trơn và dốc, thầy phải buộc cây đằng sau xe để tránh xe bị lao dốc nguy hiểm.

Khó khăn thế nhưng "tôi xác định sẽ ở lại đây cho đến khi nào bà con không cần mình nữa, đôi chân không trèo được đèo, lội được suối nữa thì về nhà"- thầy Dương bộc bạch thật lòng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo