xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lễ khai giảng đặc biệt

LAN ANH - ĐẶNG TRINH

Do dịch Covid-19, nhiều địa phương không tổ chức lễ khai giảng năm học 2021-2022 hoặc chuyển sang khai giảng trực tuyến phát sóng trên truyền hình

Ngày 1-9, tại TP HCM, gần 700.000 học sinh (HS) các cấp bước vào năm học mới theo hình thức học trực tuyến. Nhiều em háo hức dậy từ sáng sớm, mặc đồng phục ngồi trước màn hình mong gặp bạn bè, thầy cô.

Mong phụ huynh đồng hành trong khó khăn

Do thời gian nghỉ vì dịch Covid-19 quá lâu, nhiều HS nhớ trường lớp nên dù chỉ được gặp gỡ qua màn hình máy tính, điện thoại, nhiều em vẫn mong ngóng dậy từ sáng sớm để được hội ngộ cùng thầy cô, bè bạn.

Chị Thúy Hà, phụ huynh HS Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3), cho biết nhà trường chỉ khuyến khích HS mặc đồng phục trường. Tuy nhiên, vì quá mong muốn gặp gỡ bạn bè, thầy cô nên con chị dậy từ sáng sớm, ủi đồ, đeo khăn quàng ngồi trước màn hình máy tính.

Trong ngày đầu, các trường chỉ tổ chức sinh hoạt nội quy lớp học trực tuyến. Trường THCS Lê Quý Đôn (quận 3) có nội quy lớp học trực tuyến như: HS ngồi vào bàn học trước 15 phút để chuẩn bị máy tính cá nhân hoặc điện thoại. Đăng nhập sẵn tài khoản vào lớp học. Phòng học trực tuyến sẽ cố định theo lớp, HS vào lớp suốt buổi theo đường link lớp học trực tuyến. HS cũng được yêu cầu không nhắn những nội dung không liên quan đến bài học trên cửa sổ hội thoại và không làm những việc ảnh hưởng đến lớp học, không ăn uống khi đã vào phòng học. Phụ huynh có trách nhiệm phản hồi với giáo viên ngay sau buổi học nếu thấy HS gặp khó khăn khi học tập.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, ngành giáo dục mong muốn phụ huynh đồng hành, chia sẻ với những khó khăn chung của ngành GD-ĐT thành phố để phối hợp cùng giáo viên, vượt qua những khó khăn khi HS học tập trên internet, để HS có điều kiện học tập tốt nhất.

Lễ khai giảng đặc biệt - Ảnh 1.

Học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (TP HCM) ở nhà học trực tuyến qua mạng (Ảnh: ĐẶNG TRINH)

Phần lớn khai giảng trực tuyến

Sở GD-ĐT Hà Nội ngày 1-9 cho biết sẽ tổ chức lễ khai giảng trực tuyến từ Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) vào sáng 5-9 và truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Sau khi kết thúc lễ khai giảng, từ 8 giờ 45 đến 9 giờ 30 phút ngày 5-9, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm học theo hình thức trực tuyến trên hệ thống dạy học trực tuyến hiện có của đơn vị.

Đối với HS lớp 1, từ ngày 1 đến 12-9, giáo viên chủ nhiệm lớp thống nhất với phụ huynh HS về khung thời gian học tập cụ thể (có thể ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ cuối tuần) để phụ huynh đồng hành với HS trong giai đoạn làm quen việc học trực tuyến, hướng dẫn theo dõi chương trình "Dạy học tiếng Việt" kênh VTV7 (từ ngày 6-9). Từ ngày 13 đến 30-9, nếu HS chưa được trở lại trường, các trường tiến hành giảng dạy chương trình năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến, thời lượng tối đa 3 tiết/ngày.

Tương tự, Bắc Ninh cũng tổ chức lễ khai giảng chung cho toàn tỉnh theo hình thức phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình vào sáng 5-9. An Giang quyết định chọn Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu (TP Long Xuyên) để tổ chức lễ khai giảng vào sáng 5-9 và phát sóng trên Đài Phát thanh Truyền hình An Giang.

Năm nay, Nghệ An chỉ tổ chức lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An. Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng chuẩn bị kịch bản khai giảng năm học mới vào sáng 5-9.

Nhiều địa phương đang phải ứng phó với dịch Covid-19 quyết định không tổ chức lễ khai giảng. Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị không tổ chức khai giảng vào ngày 5-9 mà ngày 6-9 tổ chức buổi học đầu tiên trên cơ sở triển khai các biện pháp an toàn, chống dịch. Tại Hậu Giang, HS tựu trường sớm nhất từ ngày 9-9. Trong khi đó, Cà Mau dừng lễ khai giảng năm học mới, các cơ sở giáo dục chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến từ ngày 6-9. Cần Thơ cũng không tổ chức khai giảng.

Hỗ trợ máy tính cũ cho HS nghèo

Trong ngày đầu năm học mới, nhiều phụ huynh tại TP HCM vẫn nháo nhào tìm mua máy tính, điện thoại thông minh để con có thể học tập. Tại một số trường THCS, HS tập trung trong ngày đầu vẫn chưa đầy đủ. Ở nhiều địa phương, các đơn vị liên quan đang gấp rút vận chuyển sách giáo khoa đến tận tay phụ huynh. Nhiều trường kêu gọi phụ huynh, giáo viên, các nhà hảo tâm chia sẻ, hỗ trợ máy tính cũ, điện thoại cũ có kết nối internet cho những HS khó khăn.

Trước đó, Trường THCS Minh Đức (quận 1) đã có sáng kiến kêu gọi xây dựng ATM thiết bị thông minh giúp HS học online. Theo cô Trần Thúy An, hiệu trưởng nhà trường, trường có khoảng 10% HS thuộc diện khó khăn, không đủ điều kiện trang, thiết bị để học trực tuyến. Đến nay, ATM thiết bị thông minh đã có hơn 30 thiết bị. Trường đã trao được 15 thiết bị cho HS.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo