xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019": Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp

NHÓM PHÓNG VIÊN

Qua 4 chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019" do Báo Người Lao Động tổ chức, có thể thấy học sinh ngày càng quan tâm nghiêm túc về ngành nghề

Sáng 23-3, chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019" do Báo Người Lao Động tổ chức diễn ra tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP HCM). Đây là chương trình tư vấn trực tiếp cuối cùng trong chuỗi chương trình năm 2019, thu hút hơn 2.000 học sinh (HS) đến từ các trường: THPT Nguyễn Thị Diệu (quận 3), THPT Trần Hữu Trang (quận 5), THPT Đào Duy Anh (quận 6), THPT Nhân Việt (quận Tân Phú), THPT Trưng Vương (quận 1) tham gia.

Quan tâm đến việc làm tương lai

Ngay từ sáng sớm, đông đảo HS của TP HCM đã tề tựu về Trường THPT Trương Vương - ngôi trường giàu truyền thống của TP HCM - để tham dự chương trình. Đài Truyền hình TP HCM truyền hình trực tiếp chương trình trên các kênh của HTV khiến cho không khí thêm hào hứng và sôi động.

Khi chương trình bắt đầu, các bạn trẻ hào hứng đặt câu hỏi cho ban tư vấn. HS Trọng Tín (Trường THPT Trưng Vương) hỏi: Ngành công nghệ thông tin (CNTT) và ngành khoa học dữ liệu (KHDL) ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM khác nhau như thế nào? Câu hỏi này được PGS-TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, giải đáp: CNTT và KHDL đều thuộc ngành CNTT. Môn cơ bản giống nhau nhưng môn chuyên sâu khác nhau. Ngành KHDL đi sâu vào big data, robot và trí tuệ nhân tạo; còn ngành CNTT đi sâu vào lập trình, an ninh mạng.

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 1.

Học sinh TP HCM tham gia chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2019” tại Trường THPT Trưng Vương (quận 1) Ảnh: Quang Liêm

Cũng câu hỏi về CNTT, một HS Trường THPT Trần Hữu Trang dành sự quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành này và được ThS Phan Thị Thu Phương, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Mở TP HCM, trả lời cặn kẽ. ThS Phương cho biết trường đã có 30 năm đào tạo ngành khoa học máy tính, 95% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm, trong đó chuyên ngành máy tính là 100%.

Em Nguyễn Minh Tân (Trường THPT Trưng Vương) đặt câu hỏi mà nhiều bạn trẻ cùng quan tâm: Nếu học ngành luật mà không muốn làm luật sư thì chương trình học có khác không? Có thể làm nghề gì? Trường ĐH Ngân hàng có ngành luật không?... ThS Nguyễn Văn Nhật, Phó Giám đốc Trung Tâm Đào tạo kinh tế - tài chính - ngân hàng thuộc Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, giải đáp: Trường đào tạo ngành luật chuyên về Luật Kinh tế. Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đi theo nhiều hướng, ngoài hành nghề luật sư, có thể làm việc ở bộ phận pháp chế trong công ty…

Trong suốt thời gian diễn ra, chương trình tiếp nhận hàng trăm câu hỏi, thắc mắc liên quan đến ngành học mầm non của Trường ĐH Sư phạm TP HCM; chính sách học bổng của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; ngành marketing của Trường ĐH Marketing; ngành thú y của Trường ĐH Nông Lâm TP HCM; ngành ngôn ngữ Nhật và Nhật Bản học của Trường CĐ Vạn Xuân; ngành Đông phương học và Việt Nam học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; ngành quan hệ quốc tế Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng; ngành công nghệ kỹ thuật ôtô của Trường CĐ Đại Việt... Các câu hỏi tạo ra không khí sôi động cho chương trình, được đại diện các trường tận tình giải đáp.

Hỏi thông minh, giải đáp nhiệt tình

"Đưa trường học đến thí sinh 2019" đã kết thúc tốt đẹp sau 4 chương trình được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu (9-3), Bình Định (16-3), Khánh Hòa (17-3) và TP HCM (23-3). Qua các chương trình năm nay, có thể thấy điều các em trăn trở nhất là làm sao để chọn ngành, nghề phù hợp. Các ngành, lĩnh vực mà các em quan tâm đặt câu hỏi nhiều là logistics và quản lý chuỗi cung ứng; robot và trí tuệ nhân tạo; quan hệ công chúng; tổ chức sự kiện; báo chí - truyền thông; marketing, quản trị kinh doanh; quản trị nhà hàng khách sạn; kinh tế quốc tế; ngôn ngữ Anh, Nhật; công nghệ kỹ thuật ôtô; đồ họa máy tính, thiết kế game...

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 2.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 3.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 4.

Học sinh TPHCM hào hứng tham dự chương trình tư vấn trực tiếp cuối cùng của chuỗi chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019

Đặc biệt, nhiều HS đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm nghiêm túc về ngành nghề mà các em chọn. Em Trần Thị Minh Anh, Trường THPT Hùng Vương (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), hỏi các trường ĐH có khối ngành kinh tế về sự khác nhau giữa ngành kinh doanh quốc tế và kinh tế đối ngoại; định hướng công việc ra trường của 2 ngành trên. Em Lê Quốc Bảo, Trường THPT Tôn Đức Thắng (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) hỏi ngành quan hệ công chúng với ngành truyền thông khác nhau thế nào? Em Trần Bích Ngọc, Trường THPT Trưng Vương (TP HCM), hỏi điểm khác nhau giữa ngành hóa học với kỹ thuật hóa học...

Điều này chứng tỏ HS đã có định hướng rõ ràng khi tìm được các ngành với nhiều nét tương đồng. Chỉ cần một chút tư vấn, gợi ý của các thầy cô trong ban tư vấn, các em sẽ có quyết định cuối cùng.

Bên cạnh đó, xuyên suốt 4 chương trình diễn ra, rất nhiều HS quan tâm đến cơ hội việc làm của từng ngành nghề sau khi ra trường. "Hiện nay, theo số liệu em được biết, có 200.000 sinh viên thất nghiệp, trong đó có phần thất nghiệp chủ động nhưng cũng có phần thất nghiệp bị động. Vậy chúng em cần làm gì để tránh thất nghiệp bị động?" - một HS Trường THPT Nguyễn Trãi (tỉnh Khánh Hòa) đặt câu hỏi… có độ khó cao, khiến các thành viên ban tư vấn trầm tư.

Một HS của Trường THPT Trưng Vương (tỉnh Bình Định) trăn trở: "Em muốn theo ngành du lịch nhưng thực tế muốn có một công việc làm thì phải "chạy tiền", trong gia đình em đã có người như vậy. Vậy em có nên học ngành này hay không?". Câu hỏi này khiến cả ngàn HS phải ồ lên. Dĩ nhiên, ban tư vấn đã tận tình giải đáp, cung cấp cho các bạn trẻ cơ hội việc làm, quá trình chuẩn bị để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.

Trước nhu cầu này, trong thời gian tới, Báo Người Lao Động sẽ tổ chức 10 chương trình tư vấn trực tuyến tại địa chỉ nld.com.vn, để tiếp tục giải đáp thắc mắc của HS. 

Thư cảm ơn

Ban tổ chức chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019" trân trọng cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ nhiệt tình của: Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Trường THPT chuyên Bạc Liêu (TP Bạc Liêu), Tỉnh Đoàn Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu; Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định, Trường THPT Trưng Vương (TP Quy Nhơn), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Định; Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Khánh Hòa, Phân hiệu Trường ĐH Mở TP HCM tại Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); Sở GD-ĐT TP HCM, Trường THPT Trưng Vương (TP HCM), Đài Truyền hình TP HCM cùng rất nhiều trường THPT tại các tỉnh, thành tham gia chương trình.

Cảm ơn ban tư vấn chương trình đến từ Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam; ĐHQG TP HCM cùng các trường: ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Ngoại Thương cơ sở 2, ĐH Mở TP HCM, ĐH Nông Lâm TP HCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Ngân hàng TP HCM, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, ĐH Nguyễn Tất Thành; các trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Vạn Xuân; các trường ĐH Cần Thơ, ĐH Bạc Liêu, ĐH Nha Trang, ĐH Khánh Hòa, ĐH Quy Nhơn...; cùng nhiều trường ĐH, CĐ tại các địa phương.

Cảm ơn các đơn vị đồng hành - tài trợ: Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ, Công ty CP Phân bón Bình Điền, Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank), Công ty CP Xe khách Phương Trang (Futa BusLines), Tập đoàn Vingroup, Sun World Bà Nà Hills; cùng các đơn vị hỗ trợ: Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Vạn Xuân... và các đơn vị tài trợ học bổng cho HS nghèo hiếu học.

Ban Biên tập

Nên chọn bao nhiêu nguyện vọng?

Tại chương trình "Đưa trường học đến thí sinh 2019" tổ chức ở TP HCM, HS Mỹ Trân hỏi: "Nếu đủ điểm đậu ngành ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM nhưng ở nguyện vọng sau, liệu em có bị loại?".

Chuyên gia giáo dục - TS Lê Thị Thanh Mai cho biết tất cả nguyện vọng đều có giá trị như nhau. "Nhưng nếu em đã trúng nguyện vọng 1 ở ngành nào đó thì không còn được xét tuyển ở các nguyện vọng tiếp theo. Em nên chọn ngành thích nhất đặt nguyện vọng 1" - TS Lê Thị Thanh Mai lưu ý.

Chuyên gia tư vấn tuyển sinh này cũng khuyên thí sinh nên đăng ký 5-6 nguyện vọng là đủ nếu nắm được nguyên tắc đăng ký. Thí sinh được thay đổi nguyện vọng một lần, sau khi có kết quả thi THPT quốc gia...

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH:

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 7.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 8.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:

Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 9.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 10.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 11.
Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2019: Giải tỏa nỗi lo nghề nghiệp - Ảnh 12.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo