xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng Tháp hợp tác phát triển với TP HCM ở 6 lĩnh vực trọng tâm

TÂM QUÂN

(NLĐO) - Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, vừa ký ban hành kế hoạch triển khai nội dung chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa tỉnh Đồng Tháp với TP HCM đến năm 2025.

Theo đó, kế hoạch tập trung triển khai 6 lĩnh vực hợp tác trọng tâm với TP HCM. Cụ thể, ở lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông: Phối hợp, trao đổi thông tin trong việc xây dựng thực hiện liên kết vùng, quy hoạch vùng ĐBSCL, quy hoạch cấp tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến sự kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Về đường bộ: Cùng kiến nghị trung ương đầu tư xây dựng nâng cấp hoàn chỉnh theo quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn từ Đức Hòa, tỉnh Long An đến Mỹ An - Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đến Lộ Tẻ, TP Cần Thơ); triển khai dự án mở rộng Quốc lộ N1 để kết nối TP HCM với các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang và tuyến đường N2 để kết nối TP HCM với các tỉnh Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

Đồng Tháp hợp tác phát triển với TP HCM ở 6 lĩnh vực trọng tâm - Ảnh 1.

5 dự án đường bộ được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, gồm dự án nâng cấp Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh - Hồng Ngự; tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ; cao tốc đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, Mỹ An - Cao Lãnh và Cao Lãnh - An Hữu. Ảnh: Tạp chí Kinh tế Việt Nam

Về đường thủy: Cùng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải thực hiện các dự án nạo vét thông luồng các tuyến vận tải thủy nội địa từ TP HCM đi qua các tỉnh miền Tây, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.

Tiêu biểu tuyến TP HCM - Kiên Lương qua các tuyến kênh có đi qua địa phận tỉnh Đồng Tháp (Lấp Vò - Sa Đéc, Tháp Mười số 1, Tháp Mười số 2, tuyến cửa Tiểu - biên giới Campuchia - qua sông Tiền).

Về kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông: Mời gọi doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM nghiên cứu đầu tư các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp như: Khu bến Lấp Vò; cảng Thường Phước, kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền; các khu Cảng Sa Đéc, Hồng Ngự theo quy hoạch được duyệt.

Hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong quản lý và xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo sự đồng bộ trong kết nối mạng lưới giao thông, thuận lợi lưu thông vận chuyển giữa hai địa phương và cả vùng ĐBSCL…

Đối với lĩnh vực phát triển du lịch: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung trọng tâm: Trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước về du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; kêu gọi đầu tư phát triển du lịch; nâng cao hình ảnh, con người Đồng Tháp - Đất Sen Hồng.

Đồng Tháp hợp tác phát triển với TP HCM ở 6 lĩnh vực trọng tâm - Ảnh 3.
Đồng Tháp hợp tác phát triển với TP HCM ở 6 lĩnh vực trọng tâm - Ảnh 4.

Đồng Tháp rất có tiềm năng phát triển về du lịch. Ảnh: NGỌC TRINH

Trong năm 2023, tập trung triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh Đồng Tháp triển khai Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023.

Về kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại: Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, kết nối thu hút đầu tư, đẩy mạnh trao đổi hàng hoá trong kinh doanh, chú trọng quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch mới… trên các trang thương mại điện tử, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư mở rộng thị trường, kết nối phân phối hàng hoá được thuận lợi, tạo mối liên kết hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua hoạt động kết nối cung - cầu giữa hai địa phương (ưu tiên các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu).

Đồng Tháp hợp tác phát triển với TP HCM ở 6 lĩnh vực trọng tâm - Ảnh 5.

Hỗ trợ các doanh nghiệp ở Đồng Tháp có cơ hội hợp tác, kết nối sản xuất, kinh doanh tiêu thụ thực phẩm xanh - sạch - an toàn tại thị trường TP HCM và cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ảnh: NGỌC TRINH

Thúc đẩy liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ nông sản, sản phẩm giữa hai địa phương. Hỗ trợ các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác, kết nối sản xuất, kinh doanh tiêu thụ thực phẩm xanh - sạch - an toàn tại thị trường TP HCM và cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Tích cực hợp tác tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo, tọa đàm, kết nối giao thương… nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác giữa hai địa phương.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp và TP HCM có cơ hội kết nối giao lưu trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tìm đầu ra cho sản phẩm, kết nối với các vùng nguyên liệu sản xuất tốt hơn với giá thành hợp lý…

Về lĩnh vực hợp tác thích ứng với biến đổi khí hậu: Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ở lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số: Tiếp tục triển khai các nội dung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng trong văn bản hợp tác đã được ký kết theo tiến độ, kế hoạch đề ra. Phối hợp triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đã được các bộ, ngành phê duyệt.

Liên kết, hợp tác trong xây dựng và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tiếp tục phối hợp một cách chặt chẽ trong công tác tư vấn, phản biện xác định nhiệm vụ, tuyển chọn, xét chọn và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh.

Hợp tác trao đổi cung cấp thông tin, kinh nghiệm triển khai ngầm hóa mạng cáp ngoại vi viễn thông, cáp điện lực trong đô thị. Hợp tác với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu có thế mạnh trên địa bàn TP HCM để thực hiện đào tạo và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, như: Các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích Dữ liệu lớn (BigData), Internet cho vạn vật (IoT)… ứng dụng trong các lĩnh vực: giao thông, nông nghiệp và du lịch…

Đối với lĩnh vực phát triển lĩnh vực giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực: Phối hợp thực hiện các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, quản trị nhà trường của hai địa phương.

Phối hợp cơ sở đào tạo tại TP HCM tiếp tục đào tạo chuyên môn, nhất là đào tạo sau đại học, ưu tiên các chuyên khoa sâu còn thiếu (hồi sức cấp cứu, dinh dưỡng, truyền nhiễm...) và đào tạo bổ sung cho tỉnh các chỉ tiêu bác sĩ để bổ sung nhân lực bác sĩ trẻ, chất lượng làm việc tại các cơ sở y tế…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo