xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng Tháp chỉ đạo “nóng” liên quan việc nuôi cá tra trong tình hình mới

TÂM QUÂN

(NLĐO) - UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị các doanh nghiệp, người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện và chủ động sản xuất trong tình hình mới.

Ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, vừa ký ban hành văn bản về việc triển khai các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với tình hình mới.

Theo đó, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8-3-2019 của Chính phủ, đảm bảo cá tra nuôi trong vùng quy hoạch được cấp mã số nhận diện ao nuôi.

Đồng Tháp chỉ đạo “nóng” liên quan việc nuôi cá tra trong tình hình mới - Ảnh 1.

UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Theo dõi sát tình hình sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm và khả năng cung ứng con giống cho các cơ sở nuôi và cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Ảnh: NGỌC TRINH

Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan tổ chức quản lý điều kiện sản xuất và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong công đoạn nuôi, vận chuyển cá tra; kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Định kỳ giám sát, quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản kịp thời cảnh báo các yếu tố môi trường bất lợi và hướng dẫn các biện pháp xử lý hiệu quả. Hướng dẫn các cơ sở nuôi thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên thủy sản, thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh chủ động để phát hiện sớm mầm bệnh nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Hướng dẫn người nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình nuôi kỹ thuật nuôi cho ăn gián đoạn, hút bùn đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, thực hiện quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào để tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản xuất thực phẩm an toàn, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu.

Thường xuyên cập nhật và kịp thời thông tin về các rào cản kỹ thuật từ thị trường nhập khẩu. Theo dõi sát tình hình sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm và khả năng cung ứng con giống cho các cơ sở nuôi và cung cấp nguyên liệu cho chế biến.

Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị tiếp tục chỉ đạo chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả về các văn bản chỉ đạo của trung ương liên quan đến giải pháp tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản; tăng cường công tác tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận, hấp thụ vốn, nhằm tạo điều kiện về tài chính cho các cơ sở sản xuất thủy sản sớm tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất, kinh doanh; triển khai các giải pháp tháo gỡ, hướng đến mục tiêu xuất khẩu thủy sản bền vững.

Đồng Tháp chỉ đạo “nóng” liên quan việc nuôi cá tra trong tình hình mới - Ảnh 3.

Các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp tổ chức triển khai nhân rộng các mô hình trong sản xuất giống và nuôi đạt hiệu quả trên địa bàn. Ảnh: NGỌC TRINH

Đối với UBND các huyện và thành phố, UBND tỉnh yêu cầu chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chủ động theo dõi tình hình sản xuất tại địa phương; nắm chắc thông tin về sản lượng thủy sản hiện đang nuôi trên địa bàn, diễn biến giá cả thị trường, tình hình tiêu thụ cá giống, cá thương phẩm,… để kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm duy trì phát triển ổn định. Tổ chức triển khai nhân rộng các mô hình trong sản xuất giống và nuôi đạt hiệu quả trên địa bàn.

UBND tỉnh Đồng Tháp còn đề nghị các doanh nghiệp, người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện và chủ động sản xuất trong tình hình mới.

Đồng Tháp chỉ đạo “nóng” liên quan việc nuôi cá tra trong tình hình mới - Ảnh 4.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp đề nghị các doanh nghiệp, người nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện và chủ động sản xuất trong tình hình mới. Ảnh: NGỌC TRINH

Thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm khâu trung gian (chi phí thức ăn và con giống), giảm giá thành sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn nuôi VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP,… nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tuân thủ chặt chẽ các quy định về sử dụng chất cấm, thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản, nâng cao chất lượng sản phẩm. truy xuất nguồn gốc.

Doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục phát triển các chuỗi liên kết với nhiều hình thức. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, đa dạng chủng loại hàng hóa phù hợp với phân khúc thị trường tiêu thụ trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu để thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo