Nhưng chuỗi cửa hàng iStore tại các địa chỉ 196 Đê La Thành, 231 Xã Đàn… đều không có trong danh sách các cửa hàng bán lẻ hay dịch vụ của Apple tại Việt Nam.
Một cửa hàng iStore nhái trên phố Khâm Thiên
Với thiết kế bóng bẩy và hào nhoáng, các iStore nhái sẽ khiến người tiêu dùng lầm tưởng mình đang bước chân vào thế giới huyền ảo của Apple. Tuy nhiên, giá cả của iPhone cũng như các sản phẩm ăn theo Apple tại đây thường cao hơn các cửa hàng điện thoại không treo logo quả táo.
Nếu đem so sánh giá của iPhone 4S xách tay loại 16GB và 32GB tại Nhật Cường và một cửa hàng iStore chúng ta sẽ thấy có sự chênh lệch khá rõ. Nhật Cường Mobile niêm yết giá của iPhone 4S bản quốc tế là 20,8 triệu, đối với bản 16Gb và 22,5 triệu đối với bản 32GB, còn tại cửa hàng 196 Khâm Thiên thì giá tương ứng hiện đã là 21 triệu cho phiên bản 16GB và 23,2 triệu cho phân khúc 32 GB.
Không chỉ kiếm lời từ kinh doanh điện thoại, các Apple Store nhái này cũng tiêu thụ khá mạnh các sản phẩm ăn theo iPhone. Có đến hàng ngàn loại phụ kiện đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của các iFan. Các sản phẩm như tai nghe, vòng đeo tay, bao, vỏ điện thoại… cho iPhone luôn tràn ngập máu sắc đa dạng về tính năng và chủng loại. Và để sở hữu một trong số các sản phẩm này, người tiêu dùng cần phải bỏ ra chi phí không hề rẻ chút nào: từ vài trăm ngàn đồng cho tới vài triệu đồng.
Theo anh Vinh, chủ một cửa hàng "iStore" trên phố Kim Mã Giá thì giá của mỗi lần unlock máy thường giao động trong khoảng 200 - 250 ngàn đồng, việc này cũng phụ thuộc vào xuất xứ của máy.
Cũng liên quan đến các dịch vụ "đính kèm" thương hiệu iPhone còn có nhu cầu tải hình nền, giao diện, ứng dụng và các trò chơi rất lớn từ phía khách hàng. "Cửa hàng tôi khá đông khách. Mỗi ngày có khoảng 30 khách hàng yêu cầu cài đặt ứng dụng và game cho iPhone" - anh Khanh, chủ "iShop" trên phố Mai Hắc Đế, nói.
Cũng theo anh này thì chi phí của những dịch vụ này cũng được căn cứ theo dung lượng của phần mềm hay game: cứ 16GB thì khách hàng sẽ phải bỏ ra 100 ngàn đồng, tương tự nếu cần 32GB thì sẽ là 200 ngàn đồng.
Lợi nhuận cao từ việc bán điện thoại, các phụ kiện và cài đặt các tiện ích đi kèm là lý do lớn nhất dẫn đến việc các cửa hàng iStore phát triển rầm rộ như hiện nay.
Giúp bạn phân biệt các iStore "nhái"
Theo tiết lộ của một chủ cửa hàng do Apple “uỷ nhiệm” thì để tạo được đẳng cấp từ cửa hàng cũng như niềm tin từ phía khách hàng, các iStore cần phải được trang trí cầu kỳ cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình. Điểm chung của các cửa hàng này là nằm ở phong cách thiết kế.
Hầu hết các iStore nhái đều sử dụng cửa kính lớn, một số được đầu tư cả bàn gỗ để trưng bày sản phẩm. Thậm chí 1 số nơi còn có cả bàn tư vấn khách hàng về cách sử dụng sản phẩm như ở Apple Store thực thụ. Điểm chung nữa là trước mỗi cửa hàng đều có treo chứng nhận “Authorized reseller”.
Trước mỗi cửa hàng đều có treo chứng nhận “Authorized reseller”
Trên thực tế các cửa hàng này không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh số của Apple, nhưng lại gây thiệt thòi cho người tiêu dùng như bán hàng không đúng nguồn gốc, giá bán lộn xộn, bán hàng ăn cắp, hàng cũ tân trang... Theo chính sách của Apple, khi bảo hành nếu phát hiện sản phẩm là hàng ăn cắp thì hãng sẽ tịch thu không hoàn lại, khi đó, người mua sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn.