17/11/2013 16:08

Bán lẻ hiện đại chiếm ưu thế

Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2002-2006 tăng trưởng bình quân 19,5%/năm nhưng từ khi hội nhập đến nay đã tăng lên 27,5%/năm

Số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy năm 2002 Việt Nam có gần 9.000 doanh nghiệp bán lẻ, đến thời điểm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), số lượng doanh nghiệp bán lẻ đã tăng lên 24.000 và tiếp tục tăng lên 36.500 vào năm 2010.

Cửa hàng tạp hóa mất sức hút

Luật Doanh nghiệp năm 2005 và sự kiện gia nhập WTO thực sự là liều thuốc kích thích sự ra đời của các doanh nghiệp bán lẻ trong những năm 2005-2007. Tuy nhiên, tác động của gia nhập WTO đối với ngành bán lẻ đã bị lu mờ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009 khi số lượng doanh nghiệp mới tham gia trong ngành này suy giảm đáng kể. Tuy nhiên về giá trị, thị trường bán lẻ đã tăng trưởng rất nhanh sau hội nhập. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2002 mới chỉ đạt hơn 280.000 tỉ đồng nhưng đến năm 2011 đạt 2.004.000 tỉ đồng, tăng gấp 7 lần. Tổng mức bán lẻ giai đoạn 2002-2006 tăng trưởng bình quân 19,5%/năm nhưng từ khi hội nhập đến nay đã tăng lên 27,5%/năm.
Xu hướng bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh ở Việt Nam Ảnh: HỒNG THÚY

Hình thức bán lẻ hiện đại ngày càng chiếm ưu thế trong thị trường. Đến năm 2011, cả nước có khoảng 600 siêu thị, trung tâm thương mại tập trung ở các thành phố lớn. Tại các đô thị nhỏ, vùng ven đô, nông thôn và ở thành thị vẫn còn khoảng 9.000 chợ truyền thống. Các chợ truyền thống vẫn phục vụ khoảng 70% người tiêu dùng trên toàn quốc. Theo khảo sát của VCCI, trong dân cư có 37,4% số người được hỏi cho biết thường xuyên mua sắm ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Loại hình cửa hàng bán lẻ hộ gia đình vẫn hiện diện phổ biến trong các khu dân cư ở đô thị nhưng theo kết quả khảo sát của VCCI, chỉ có 65,3% người được hỏi cho biết thường xuyên mua sắm hàng hóa ở kênh này nhưng với số lượng không nhiều. Điều này cho thấy thói quen mua sắm của người dân đã thay đổi đáng kể, các cửa hàng tạp hóa mất dần sức hút, nhường chỗ cho hình thức mua sắm hiện đại.

Doanh nghiệp ngoại đang lấn át

Theo cam kết hội nhập, Việt Nam đã mở cửa dần thị trường bán lẻ, tiến đến mở cửa hoàn toàn vào năm 2015. Bộ Công Thương cho biết hiện các tập đoàn nước ngoài chỉ chiếm 40% số lượng siêu thị và 25% hệ thống trung tâm thương mại nhưng đều là các thương hiệu lớn có sức thu hút đối với người tiêu dùng. Tuy các doanh nghiệp nội chưa để mất “sân nhà” như lo ngại khi đàm phán WTO nhưng vẫn có thể nhận thấy doanh nghiệp ngoại đang lấn át doanh nghiệp nội trên thị trường bán lẻ do lợi thế thương hiệu và tiềm lực tài chính. Sau những đại gia lớn như: Metro, Big C, Lotte, nhiều tên tuổi khác Aeon, E-Mart cũng đang lên kế hoạch mở chuỗi siêu thị tại Việt Nam theo phương thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết để tận dụng mạng lưới sẵn có và tránh được khâu rà soát ban đầu.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo dựng được những thương hiệu mạnh, có sức lan tỏa lớn. Nguyên nhân do tập quán sản xuất của người Việt Nam ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên quy trình liên kết từ khâu sản xuất đến phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng kém khiến người tiêu dùng không tiếp cận được với giá tốt nhất. Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam - cho biết 4 đại gia gồm Hapro, Satra, Phú Thái và Saigon Co.op đã từng bắt tay xây dựng một thương hiệu lớn nhằm tạo thế cân bằng với các tên tuổi bán lẻ nước ngoài nhưng không thành công. 

nhuminh
từ khóa :

Viết bình luận

Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng

Viết tiếp bản hùng ca chiến thắng

Thời sự 05:28

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, thách thức sẽ vượt qua để viết tiếp các bản hùng ca chiến thắng

Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 8-5

Những cổ phiếu đáng chú ý ngày 8-5

Kinh tế 04:30

(NLĐO) - Một số cổ phiếu đáng chú ý được các công ty chứng khoán khuyến nghị trước phiên giao dịch hôm nay, 8-5.

Ngành xe điện Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt

Ngành xe điện Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt

Quốc tế 04:00

Trong suốt 10 ngày của Triển lãm Ô tô quốc tế Bắc Kinh (khai mạc từ ngày 25-4), các nhà sản xuất đã trưng bày 278 phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV) - một con số kỷ lục - và đã tìm cách vượt mặt nhau bằng cả quà tặng miễn phí lẫn thiết kế cải tiến.

Phố đi bộ Bạch Đằng dần thành hình

Phố đi bộ Bạch Đằng dần thành hình

Miền Trung - Tây Nguyên 03:04

Phố đi bộ Bạch Đằng nối 3 cây cầu du lịch nổi tiếng của Đà Nẵng là cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, dự kiến khai trương chậm nhất vào ngày 1-6.

Kiến nghị rà soát văn bản quy phạm về quy hoạch đô thị

Kiến nghị rà soát văn bản quy phạm về quy hoạch đô thị

Thời sự 02:43

TP HCM kiến nghị trung ương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị, quy chuẩn quy hoạch mới và có quy định đặc thù cho thành phố

Ghi nhận, giải quyết kiến nghị của cử tri

Ghi nhận, giải quyết kiến nghị của cử tri

Thời sự 02:00

Ngày 7-5, tổ đại biểu Quốc hội (đơn vị số 1 của TP HCM) gồm ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TP HCM; ông Nguyễn Thanh Sang, Phó Viện trưởng VKSND TP HCM, tiếp xúc cử tri TP Thủ Đức trước kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XV.

Tấn công mạng nhằm vào công ty tài chính gia tăng

Công nghệ 00:00

Kaspersky Việt Nam vừa cho hay đã có 17,1 triệu vụ lây nhiễm mã độc vào hệ thống mạng thông qua các tập tin và thiết bị có thể tháo rời, đặc biệt, hơn 36.000 vụ lừa đảo tài chính nhắm vào các doanh nghiệp tại Việt Nam đã được phát hiện và ngăn chặn.