Doanh nghiệp
04/10/2018 12:00

Tôn vinh người Anh hùng chân đất

Hôm nay, ông Lưu Ban đã đi xa nhưng hình ảnh của vị Anh hùng vẫn còn mãi trong lòng cán bộ và nhân dân địa phương

Sau ngày giải phóng, ai đặt chân đến vùng đất Duy Sơn II (Duy Xuyên, Quảng Nam) đều cảm thấy rợn người bởi hậu quả của 30 năm chiến tranh kẻ thù để lại với bom mìn, kẽm gai, đạn pháo quá khủng khiếp. Nhưng nhờ thực hiện chủ trương khai hoang, phục hóa, phá dỡ bom mìn, tập trung cho sản xuất, giải quyết dần cảnh đói cơm lạt muối, đời sống của nông dân địa phương dần ổn định.

Tư duy công nghiệp và đổi mới từ rất sớm

Như một luồng gió mới, năm 1978, thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước xây dựng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, bà con nông dân Duy Sơn II hăng hái tham gia, hợp tác xã (HTX) cũng ra đời từ đó. Ông Lưu Ban lúc bấy giờ được xã viên cử làm chủ nhiệm. Cơ sở làm việc ban đầu mượn nhờ nhà ông Võ Phát. Sau đó chọn Gò Mao làm trụ sở bằng tranh tre, vách nứa.

Những hình ảnh khó quên khi ông Lưu Ban hằng ngày tay xách dép, chân lội bùn sâu đến gối, hết thửa ruộng này đến cánh đồng khác, lên kế hoạch, be bờ, phân lô, đào mương dẫn nước. Lên tận núi sâu tìm nguồn nước tự chảy, huy động lao động đào mương khơi nguồn để đưa nước về đồng ruộng. Vận động xã viên làm phân xanh, phân chuồng bón ruộng. Nhờ vậy, ruộng của Duy Sơn II được mùa liên tục nhiều năm. Xã viên được phân phối hơn 3 kg thóc/ngày công. Trong lúc đó, một số HTX trong huyện chỉ thu nhập trên dưới 2 kg/ngày công. Bà con xã viên phấn chấn có được của ăn, của để. Nhà cửa dần được sửa sang, xây dựng mới. Trường học cho trẻ em, chăm lo khám chữa bệnh cho xã viên…

Tôn vinh người Anh hùng chân đất - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT HTX Duy Sơn II Phạm Văn Du bên tượng Anh hùng Lao động Lưu BanẢnh: NGUYỄN PHƯỚC LY

Như một câu chuyện huyền thoại mà chúng ta đã từng nghe về làm thủy điện của Duy Sơn II, trực tiếp là vị Chủ nhiệm Lưu Ban, sau năm lần bảy lượt đi thực địa, nhìn thấy nguồn nước Ba Ao không bao giờ cạn kiệt, có thể đắp đập, xẻ núi, xây cầu máng, đào mương đưa nước về làm thủy điện và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ở đây, chúng tôi xin phép được ghi lại những hoài niệm.

Lúc bấy giờ, rất nhiều cuộc họp của ban quản trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người này nhìn người kia, thậm chí có những cái lắc đầu, người bảo tiền đâu, vật tư, sắt thép, xi-măng ở đâu? Cuối cùng, những câu hỏi hóc búa ấy cũng đã được đồng thuận cao, trong đó đặc biệt là số cán bộ trẻ tỏ ra hăng hái, quyết tâm. Tập thể phân công các ông như: Nguyễn Văn Thặng, Nguyễn Rãi, Đinh Nhạn và cán bộ chuyên môn các ngành trực tiếp lo đồng ruộng. Riêng ông Lưu Ban khăn gói ra tỉnh cầu cứu. Người ông gặp đầu tiên là ông Phạm Đức Nam, Chủ tịch UBDN tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau buổi gặp "nửa thật nửa đùa", vị chủ tịch tỉnh hứa sẽ cho mời chuyên gia và các ngành chức năng tiến hành khảo sát, bàn bạc, quyết định. Khoảng 10 ngày sau đó, tỉnh bố trí đoàn cán bộ do ông Ngô Đình Hảo - Giám đốc Sở Điện than (sau này là Sở Công nghiệp) - chủ trì. Ông Lê Đào - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách công nghiệp - trực tiếp tham gia chỉ đạo. Cuối cùng đã thống nhất giải pháp: Tỉnh giúp việc thiết kế, thi công, tư vấn về vật tư, kỹ thuật, máy móc, thiết bị…

Hơn nửa năm chuẩn bị, được sự lãnh đạo của huyện, tỉnh, xã và sự ủng hộ đồng tình của bà con xã viên, tháng 5-1981, công trình chính chức khởi công dưới sự chứng kiến của các cấp lãnh đạo và hàng ngàn bà con nhân dân trong xã, ai cũng vui như mở cờ trong bụng.

Thời gian trôi nhanh theo năm tháng, qua 2 năm xây dựng nắng dãi mưa dầm, biến nơi thâm sơn cùng cốc ngày xưa thành đại công trường với hàng trăm lao động thường xuyên túc trực, trẻ làm việc nặng, lớn tuổi và học sinh làm việc nhẹ như xúc cát, sỏi cho vào bao, khiêng nước uống lên công trường. Quên sao được hình ảnh những lão nông đầu bạc, tuổi cao cho đến tu sĩ, giáo dân, đồng bào Phật giáo và hàng trăm CB-CNV của huyện Duy Xuyên tranh thủ ngày chủ nhật khom lưng cõng từng bao cát trèo lên dốc núi giữa nắng hè như đổ lửa để xây bể áp lực (chứa nước cho thủy điện) mà lòng vẫn vui và nở những nụ cười đôn hậu sau những ngày lao động mệt nhọc, ướt đẫm mồ hôi.

Phút giây chờ đợi rồi cũng đến. Lúc 15 giờ ngày 22-12-1983, ông Lưu Ban đưa tay bấm nút tổ máy phát điện đầu tiên, dòng điện bật sáng! Đây cũng là vùng quê có điện đầu tiên trong huyện.

Nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, nhà nước, các bộ, ngành, địa phương khi nghe HTX Duy Sơn II hoàn thành công trình nhà máy thủy điện nhỏ - cánh chim đầu đàn làm thủy điện ở vùng đất miền Trung - đã đích thân đến thăm, động viên cán bộ, xã viên HTX.

Duy Sơn II - Ngọn cờ đầu

Sau khi có điện ổn định, HTX tiếp tục nâng cấp công suất nhà máy từ 400 KW lên 1.200 KW cho đến tận bây giờ. Từ chỗ thuần nông, các thế hệ cán bộ Duy Sơn II đã tiếp tục đột phá xây dựng phát triển kinh tế đa ngành nghề như: Dệt, may công nghiệp, sản xuất giày, mây tre đan xuất khẩu, giải quyết trên 2.000 lao động của địa phương, lao động trong hộ gia đình và các vùng trong huyện. Có thể nói, đây là thời kỳ phát triển cao nhất của HTX Duy Sơn II, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, xã viên nói riêng và nhân dân nói chung, là HTX nông nghiệp đầu tiên của cả nước đưa phát triển công nghiệp vào nông thôn.

Là HTX điển hình của cả nước nhiều năm liền được Đảng, nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Duy Sơn II còn được nhà nước, các ngành, các cấp liên quan từ trung ương đến tỉnh, huyện trao nhiều huân chương, huy chương, cờ dẫn đầu, bằng giấy khen cho tập thể và cá nhân.

Thành tựu to lớn ấy có được là nhờ ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, nhà nước các cấp còn là sự kết tinh của tinh thần chung sức đồng lòng của các thế hệ cán bộ, nhân viên nói riêng, cán bộ xã viên toàn HTX Duy Sơn II nói chung. Đặc biệt là Chủ nhiệm HTX - ông Lưu Ban - được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Hôm nay, ông Lưu Ban không còn nữa nhưng hình ảnh của vị Anh hùng vẫn còn mãi trong lòng cán bộ và nhân dân.

Ngày 5-10, Duy Sơn II tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập HTX. Dịp này, địa phương hoàn thành công trình tượng đài Anh hùng Lao động Lưu Ban, dựng đặt trong khuôn viên Nhà máy Thủy điện Duy Sơn II, để tri ân ông.


Nhờ bức thư tay của ông Sáu Khải

Trong chuyện Duy Sơn II làm thủy điện, người ta hay nhắc tới cố Thủ tướng Phan Văn Khải (Sáu Khải) với tình cảm đặc biệt

DƯƠNG QUANG (Báo Người Lao Động)

Chuyện kể rằng những năm đầu 1980, ông chủ nhiệm Lưu Ban dù học hành không nhiều nhưng nhờ sớm phát hiện ra nguồn thủy năng vô tận của thiên nhiên Duy Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) nên quyết tâm biến nước thành điện. Ông tranh thủ sức dân và nhờ trí tuệ của đội ngũ kỹ sư trong tỉnh để cùng hợp lại xây dựng một công trình thủy điện nhỏ, công suất 400 KW, hoàn thành và phát điện vào năm 1983, trở thành HTX nông nghiệp đầu tiên của cả nước làm ra điện.

Với thành tích đó, năm 1985, Chủ nhiệm HTX Lưu Ban được nhà nước phong Anh hùng Lao động. Nhưng không dừng lại, ông quyết nâng công suất nhà máy lên 1.200 KW để hòa thêm vào lưới điện quốc gia, bán điện và kiếm tiền nhiều hơn cho dân.

Tiền đâu mà làm, trong khi vốn cần đến gần 200 triệu đồng? Khoản vốn này thời ấy bằng tiền bán 1/2 tổng sản lượng lúa một năm của toàn HTX. Khi đó, nhà nước đang có khoản kích cầu 300 tỉ đồng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhưng loại hình HTX lại không thuộc nhóm các đối tượng được cho vay.

thu

Bức thư tay của ông Phan Văn Khải đề nghị giúp vốn cho thủy điện Duy Sơn II. (Ảnh tư liệu do ông Phạm VĂN DU cung cấp)

Tưởng như bế tắc hẳn thì đầu năm 1990, ông Phan Văn Khải, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước, cùng đoàn cán bộ trung ương về thăm Duy Sơn II. Nghe ban chủ nhiệm HTX trình bày kế hoạch và nguyện vọng, ông Khải thấy tin tưởng, đồng thời động viên, hứa sẽ giúp. Ngày 26-5-1990, ông Khải viết thư tay cho ông Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đề nghị "cởi trói" cho Duy Sơn II vay vốn nâng công suất thủy điện. Bức thư có đoạn: "Đây là trường hợp cần ưu tiên, tôi đã về tận nơi xem xét, HTX có khả năng hoàn vốn và lãi. UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bảo lãnh. Đề nghị anh giải quyết nhu cầu vay vốn của HTX Duy Sơn II".

Thư ông Sáu Khải được ông Trần Đức Lương kính chuyển đến ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ít lâu sau, Duy Sơn II được giải ngân 150 triệu đồng để nâng cấp nhà máy. Một thời gian sau, Duy Sơn ánh điện giăng giăng…! Quê hương Anh hùng Lưu Ban phất lên từ đó. Bây giờ, tổng công suất 2 máy phát đã là 1.500 KW.

Là một trong những cán bộ địa phương đón tiếp chuyến thăm Duy Sơn II của ông Sáu Khải vào năm 1990, ông Phạm Văn Du - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Duy Sơn II - hồi tưởng: "Lúc ấy, HTX thầm cảm ơn ông Phan Văn Khải nhiều lắm. Nhờ tư duy kinh tế sáng suốt và sự quyết đoán của ông Khải mà Duy Sơn II sớm có điều kiện đột phá. Vốn vay 5 năm nhưng chỉ cần 3 năm sau là HTX trả đủ cả gốc lẫn lãi cho nhà nước".

Ông Sáu Khải (nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải) cũng đã về với thế giới người hiền hồi tháng 3-2018. Những người dân Duy Sơn bây giờ mỗi khi bật ánh đèn lên hẳn đều nhớ đến chuyến "kinh lý lịch sử" của ông gần 30 năm trước về vùng đất này và một lần nữa cảm ơn người đứng đầu Chính phủ năm nào, cùng sự tri ân sâu nặng dành cho ông Lưu Ban - Chủ nhiệm HTX, Anh hùng Lao động!

Nguyễn Quỳnh - Dương Ngọc Thạch
từ khóa :
CaraWorld Caree Day 2024  Cơ hôi cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

CaraWorld Caree Day 2024 Cơ hôi cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

Doanh nghiệp 13:30

CaraWorld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.

Home Credit chung tay xây trường mới cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa

Home Credit chung tay xây trường mới cho các em nhỏ vùng sâu, vùng xa

Hoạt động cộng đồng 07:59

Home Credit vừa công bố khoản đóng góp bổ sung 200 triệu đồng cho chương trình “Chuyến xe Home Love” nhằm xây mới trường học tại huyện Quế Phong, Nghệ An.

Eximbank "chắp cánh" HOZO 2024 vươn tầm quốc tế

Eximbank "chắp cánh" HOZO 2024 vươn tầm quốc tế

Ngân hàng 13:57

Eximbank khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ sự kiện văn hóa, giải trí nội địa mang tầm quốc tế với vai trò nhà đồng hành của HOZO 2024

Các thương hiệu kem nổi tiếng Nhật Bản sắp ra mắt tại Việt Nam

Các thương hiệu kem nổi tiếng Nhật Bản sắp ra mắt tại Việt Nam

Doanh nghiệp 13:56

Các thương hiệu kem nổi tiếng của Tập đoàn Morinaga Milk (Nhật Bản) sẽ có mặt tại các cửa hàng thuộc Tập đoàn Aeon Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh từ đầu tháng 11.

Cá nhân hóa góc làm việc với bàn phím Logitech POP Icon Keys

Cá nhân hóa góc làm việc với bàn phím Logitech POP Icon Keys

Tiêu dùng 10:49

Với thiết kế sáng tạo và nhiều tính năng thông minh, Logitech POP Icon Keys giúp người dùng tối ưu năng suất và cá nhân hóa không gian làm việc.

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Người thuê nhà tại các tỉnh phía Nam được áp giá điện như thế nào?

Tiêu dùng 10:48

Từ ngày 11-10-2024, sinh viên, người lao động thuê nhà tại các tỉnh, thành phố phía Nam được áp giá điện như thế nào?

VPBank mang nhiều trải nghiệm đẳng cấp đến khách hàng cao cấp

VPBank mang nhiều trải nghiệm đẳng cấp đến khách hàng cao cấp

Ngân hàng 10:48

Đằng sau những bộn bề lo toan về công việc, tài chính, những cuộc họp, các nữ tướng cũng cần không gian để thư giãn và tái tạo năng lượng cho chính mình.