06/05/2021 22:41

Trung Quốc kiềm chế cho vay để hạ nhiệt thị trường bất động sản

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã yêu cầu các bên cho vay kiềm chế nguồn cung cấp tín dụng. Bởi vì, tăng cường cho vay để duy trì đà phục hồi kinh tế sau Covid-19 đang làm gánh nặng nợ nần của quốc gia này tăng lên, làm dấy lên lo ngại về bong bóng bất động sản và bất ổn tài chính.

Tăng trưởng cho vay mới của Trung Quốc đạt 16% trong hai tháng đầu năm. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã chỉ thị cho các tổ chức cho vay trong và ngoài nước hoạt động tại đây giữ các khoản cho vay mới trong quý đầu tiên của năm 2021 ở mức gần bằng với năm ngoái, nếu không muốn nói là thấp hơn.

Chỉ thị này có thể dẫn đến sự sụt giảm đáng kể của hoạt động cho vay ngân hàng, nguồn tài chính lớn nhất giúp thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Động thái này cho thấy sự thay đổi trong trọng tâm chính sách của Bắc Kinh, chuyển hướng sang giám sát quy định để kiểm soát rủi ro tín dụng thay vì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - vốn đã trở lại mức trước đại dịch.

Các biện pháp thắt chặt trước đây, dẫn đầu là hạn ngạch cho vay bất động sản chặt chẽ hơn, cho đến nay đã không thể làm giảm mức tăng trưởng tín dụng. Các khoản cho vay tiêu dùng trung và dài hạn của Trung Quốc, chủ yếu là cho vay thế chấp, đã tăng 72% lên mức kỷ lục 1,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (279,5 tỷ USD) trong hai tháng đầu năm nay.

Sự phục hồi nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc đã mang lại động lực quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu và các công ty đa quốc gia trong đại dịch, bên cạnh nguồn nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng tiêu dùng và nguyên liệu thô.

Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã tăng 6,5% trong quý cuối cùng của năm ngoái, khiến nước này trở thành một trong số ít quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế tích cực cả năm 2020. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 6% cho năm 2021.

Với nền kinh tế đang biến động, các nhà hoạch định chính sách đã rời sự chú ý của họ sang nguy cơ tăng trưởng quá nóng, và đẩy mạnh kiểm soát việc cho vay quá mức và rủi ro tài chính.

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc tại Macquarie Group ở Hồng Kông, cho biết: "Lo lắng của Trung Quốc về một cuộc suy thoái do đại dịch gây ra đã không còn nữa. Ưu tiên hàng đầu là giảm gánh nặng nợ của nền kinh tế".

Trung Quốc kiềm chế cho vay để hạ nhiệt thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Phục hồi mạnh mẽ

Sự bùng nổ cho vay vào đầu năm 2021 theo sau sự phục hồi mạnh mẽ trong các giao dịch bất động sản và đầu tư của Trung Quốc đã nâng tầm thị trường nhà ở trong nước. Doanh số bán nhà mới của Trung Quốc tăng 133% trong tháng Giêng và tháng Hai năm nay, trong khi đầu tư bất động sản tăng 38%. Nhu cầu đó đã giúp thúc đẩy tăng trưởng cho vay bất động sản lên 14%, cao nhất trong 7 năm qua.

"Bất động sản là ngành an toàn nhất để đầu tư", một nhân viên ngân hàng có trụ sở tại Thượng Hải cho biết.

Nhưng khi giá nhà tăng cao trên khắp các trung tâm ven biển của Trung Quốc, Bắc Kinh đã ban hành một loạt các biện pháp để kiểm soát sự bùng nổ của thị trường nhà ở, dẫn đầu là trấn áp việc lạm dụng các khoản vay kinh doanh để mua bất động sản. Điều đó khiến nguồn tài chính bất động sản chịu nhiều áp lực và khiến những người cho vay tham gia nhiều vào lĩnh vực này trở thành mục tiêu của các biện pháp hạn chế mới nhất.

Vào tháng 12, PBoC cũng thắt chặt giới hạn cho vay xuyên biên giới, điều này đã hạn chế đáng kể khả năng mở rộng của các ngân hàng nước ngoài tại Trung Quốc, ngay cả khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ tiếp tục tự do hóa kiểm soát vốn và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính của mình. Các hạn chế này nhằm mục đích làm chậm đà tăng của đồng Nhân dân tệ, vốn đã tăng gần 7% so với đô la Mỹ vào năm 2020.

Nhưng sự gia tăng của tiền tệ đe dọa sẽ làm suy yếu hoạt động xuất khẩu đang tăng vọt của Trung Quốc, vốn đã đạt mức hơn 18% trong tháng 12. Từ đó, đẩy thặng dư thương mại của nước này lên mức kỷ lục hàng tháng nhờ nhu cầu trong đại dịch.

Một chủ ngân hàng có trụ sở tại Thượng Hải cho biết các biện pháp hạn chế cho vay mới nhất đã khiến nhiều ngân hàng nhỏ hơn, bao gồm cả các tổ chức cho vay nước ngoài, chịu áp lực giảm "triệt để" các khoản vay mới vốn đã vượt quá ngưỡng quy định.

"Rất khó để giữ cho vay bất động sản ở một tỷ trọng nhỏ khi các ngành khác đang chịu nhiều rủi ro hơn", chủ ngân hàng này cho biết.

Theo Lam Vy (cafeland.vn)

Tin liên quan

Viết bình luận

Khởi công dự án Khu Biệt thự cao cấp Phú Quốc Rivera Villas
4/6/2023 548 1k
Sáng 4-6, Công ty CP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư Xây dựng Kiên Giang (CIC Group) chính thức khởi công Dự án Khu Biệt thự cao cấp Phú Quốc Rivera Villas.
Dell Technologies giới thiệu Dự án Fort Zero
3/6/2023 548 1k
Dell Technologies vừa chính thức giới thiệu Dự án Fort Zero nhằm mang đến giải pháp bảo mật Zero Trust từ đầu đến cuối để bảo vệ các doanh nghiệp toàn cầu trước những cuộc tấn công mạng, là một phần mở rộng của danh mục Dell Security.
Những màu sơn sẽ lỗi thời năm 2023 và những lợi ích khi sơn nhà màu trắng
2/6/2023 548 1k
Xu hướng màu sắc dự đoán rằng các tông màu trầm, xám và nhạt đang dần nhường chỗ cho các tông màu sáng hơn. Những màu sắc rực rỡ, bão hòa, kết hợp với một loạt các màu trung tính ấm áp và tông màu đất sẽ có thể trở nên hấp dẫn hơn trong năm 2023. Không phải ngẫu nhiên mà màu trắng luôn là màu sơn được nhiều người ưa chuộng và nằm trong top những màu sơn xu hướng “năm này qua năm khác”.
Những mẫu biệt thự đẹp sang trọng, đắt tiền và được ưa chuộng nhất
1/6/2023 548 1k
Các mẫu biệt thự đẹp sang trọng với nhiều phong cách thiết kế khác nhau ngày càng được ưa chuộng. “The Black” là mẫu biệt thự hiện đại 3 tầng mang đậm tính nghệ thuật - xu hướng nội thất 2023 với giá trị thẩm mỹ vượt thời gian được thực hiện bởi kiến trúc sư Nguyễn Đình Quốc.
Lãnh đạo cấp cao Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Home Credit Việt Nam

Lãnh đạo cấp cao Cộng hòa Czech thăm và làm việc tại Home Credit Việt Nam

Tiếp sau cuộc làm việc với Thủ tướng Cộng hòa Czech vừa qua, ngày 26-5, Công ty Home Credit Việt Nam, tiếp tục đón tiếp Phó Chủ tịch Hạ Viện Czech - ông Jan Bartosek và đoàn công tác đến thăm...