Sự thành công của các thành phố này được hỗ trợ bởi yếu tố nhân khẩu học thuận lợi và thu hút vốn FDI đáng kể trong khi Việt Nam đang thực hiện tự do hóa môi trường kinh doanh.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có chỉ số CMI năm 2017 chiếm giữ hơn một nửa trong tốp 30 thành phố và là những thị trường năng động nhất thế giới, sự gia tăng của các thành phố trong khu vực với các trung tâm thương mại lớn và sự đổi mới trong chính sách. Tuy nhiên, gần đây có sự thay đổi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với việc Ấn Độ đang dần thay thế Trung Quốc để trở thành thành phố năng động nhất trong khu vực. Tokyo và Seoul đều nằm trong tốp 20 theo chỉ số CMI 2016 và đã đánh mất vị trí dẫn đầu khi chỉ xếp vị trí khoảng giữa tốp 30. Cả 2 thành phố này thuộc tốp 10 thành phố tăng trưởng trong dài hạn, tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế và bất động sản trong năm 2016 đã không đạt như kỳ vọng.
Chỉ số CMI được khảo sát trên 134 trung tâm kinh tế lâu dài và mới nổi trên toàn cầu, dựa trên 42 yếu tố và chia làm 3 nhóm chính. Đó là: Tăng trưởng kinh tế - xã hội dựa trên những thay đổi GDP, dân số, số lượng hành khách hàng không, các trụ sở công ty và vốn FDI. Sự tăng trưởng của bất động sản thương mại gắn liền với những thay đổi về mức độ hấp thụ xây dựng, giá thuê, lượng vốn đầu tư và tính minh bạch của thị trường bất động sản văn phòng, bán lẻ và khách sạn. Những nhân tố tiềm năng mang lại giá trị lớn liên quan đến khả năng duy trì sự tăng trưởng của thành phố trong dài hạn, như đầu tư vào tương lai của giáo dục, sự đổi mới và môi trường.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh không nhất thiết phải cho rằng các thành phố dẫn đầu theo chỉ số CMI sẽ tăng trưởng nổi bật hơn những thành phố không có mặt trong tốp dẫn đầu hoặc những thành phố đó sẽ cung cấp môi trường đầu tư bất động sản hấp dẫn nhất một cách tức thời, mà nó là những thành phố đang diễn ra những thay đổi nhanh chóng và được theo dõi chặt chẽ. Mặt khác, tăng trưởng mạnh có thể đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội. Chẳng hạn tăng trưởng nhanh có thể dẫn đến các vấn đề khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và khó duy trì sự tăng trưởng, bao gồm các vấn đề bất bình đẳng và khả năng chi trả, cơ sở hạ tầng và tiện nghi địa phương, môi trường suy thoái. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các thành phố cần tập trung vào việc phát triển điều kiện sống, khả năng chi trả, sự bất bình đẳng trong xã hội, chất lượng môi trường và tính minh bạch của cộng đồng.