xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất độc bủa vây

Hồ Phi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trong cuộc họp vào ngày 13-12 của Ban Chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm đã đề xuất lập bản đồ số về an toàn thực phẩm. Dựa vào bản đồ số này, người tiêu dùng sẽ kiểm tra được địa chỉ, thương hiệu các sản phẩm an toàn mình muốn sử dụng.

Về mặt lý thuyết, đây quả là ý tưởng tốt, tạo được kênh kiểm tra quan trọng bước đầu về an toàn thực phẩm, kế đó là bảo vệ được những nhà sản xuất uy tín, trung thực trước thực tế thực phẩm bẩn tràn lan. Muộn còn hơn không, dẹp cơ sở sản xuất thực phẩm độc hại là chuyện phải làm, làm bằng được chứ không thể viện quá nhiều lý do để phải chấp nhận thực tế sức khỏe người dân ngày ngày bị đầu độc.

Do đặc thù của sự phát triển xã hội, thực phẩm ở nước ta phần lớn được tiêu thụ qua các cửa hàng nhỏ, chợ truyền thống. Nhưng phải thừa nhận việc truy nguồn gốc, kiểm tra và xét nghiệm các loại thực phẩm ở đây không đến nơi đến chốn. Vừa mắt thì mua, ăn vào chưa thấy tác hại tại chỗ thì dùng, thuận tiện thì mang về chứ người tiêu dùng cũng không thể kiểm tra về sự độc hại nếu có ở những thực phẩm này. Ngay cả các cơ quan chức năng chuyên ngành, cơ quan quản lý địa phương cũng mờ mịt với thực phẩm dạng này, bởi nếu có kết luận cụ thể nó hẳn đã được khuyến cáo hoặc đã không lên sạp. Nhưng nếu khuyến cáo theo kiểu "hãy làm người tiêu dùng khôn ngoan" thì rõ ràng các cơ quan đang đẩy trách nhiệm sang người dân. Họ phải tự làm người thẩm định, trong khi rất hiếm người có kiến thức chuyên ngành.

Theo báo cáo của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, tính đến hết tháng 10-2019, toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm, với 1.874 người phải nhập viện, tử vong 8 người. Các bộ ngành, địa phương đã thành lập 21.811 đoàn thanh tra, kiểm tra tại 427.842 cơ sở, phát hiện trên 65.000 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 12.000 cơ sở.

Người tiêu dùng làm thế nào "khôn ngoan" trong mê trận cả vạn cơ sở bê bối như trên?

Một câu chuyện đáng nói khác, nhiều doanh nghiệp nghiêm túc đầu tư sản xuất thực phẩm sạch nhưng họ phải chấp nhận cạnh tranh không sòng phẳng với các doanh nghiệp làm ăn bê bối. Đầu tư dây chuyền chăn nuôi, mổ thịt gia súc, gia cầm sạch hiển nhiên phải tốn kém hơn, giá thành cao hơn nên cũng bất lợi hơn khi phải giành giật từng khách hàng với thịt bẩn. Ngay cả trồng một bó rau sạch cũng vất vả muôn phần hơn với các loại rau phun thuốc kích thích, nhanh lớn, mau thu hoạch nhưng độc hại vô cùng.

Những nhà làm thực phẩm an toàn trên đã được hỗ trợ gì, có cơ chế như thế nào để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường?

Khó cạnh tranh được trong nước, nhiều nhà sản xuất vẫn đầu tư nhưng để xuất khẩu. Ở các nước trên họ có môi trường cạnh tranh bình đẳng, thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng và quan trọng hơn cách kinh doanh, tâm huyết của họ được thừa nhận và tạo dựng thương hiệu. Chỉ có điều, của ngon, của tốt thì ra nước ngoài còn người trong nước lại vất vả tìm. Mô típ này dễ nhìn thấy ở nhiều loại sản phẩm khác như hạt gạo, nhiều loại trái cây, cá tra, các loại hạt đặc sản...

Lập bản đồ số thực phẩm an toàn, trước hết các cơ quan chức năng chuyên ngành và địa phương phải dẹp được các cơ sở bất lương. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo