xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

2 phương án rút BHXH một lần: Phải thấu tình, đạt lý

Bài và ảnh: An Khánh

(NLĐO) – Theo nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động, lao động lớn tuổi nghỉ việc rất khó khăn nên sẽ không có tiền đóng BHXH tự nguyện để chờ lương hưu.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Trong đó, nội dung được nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm nhất là quy định về rút BHXH 1 lần.

Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) nêu ra 2 phương án:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm, NLĐ sẽ được rút BHXH 1 lần.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà NLĐ có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ hưởng chế độ BHXH khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Xung quanh 2 đề xuất này, Báo Người Lao Động có bài viết: "Rút BHXH một lần – Hãy để người lao động lựa chọn" và nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc. Bạn đọc Nguyễn Hồng Thanh bày tỏ: "Giảm số năm đóng được hưởng lương hưu xuống 15, 10 năm tùy ý nhưng không giới hạn số năm chốt không được rút, đóng càng lâu càng có lợi mà khi có việc cần vẫn rút được. Đó mới là giải pháp thấu tình, đạt lý. Tôi dám chắc sẽ không ai có tâm lý canh nghỉ trước hạn chốt để rút một lần. Tiền là của người lao động hãy để cho họ quyết định".

Ở một góc nhìn khác, một bạn đọc giấu tên phân tích: "Có 2 vấn đề cần quan tâm 1. Số tuổi hưởng lương hưu là không hợp lý, không thể cào bằng tất cả được, mỗi ngành đều có những công việc khác nhau nên mức suy giảm khả năng lao động cũng khác nhau. 2. Sau ngần ấy năm đóng BHXH, nhưng tại sao lúc nhận chỉ được 75% mức lương bình quân của cả quá trình đóng MÀ không phải là 100%. Chưa kể đến yếu tố trượt giá thị trường làm cho mức lương hưu có thể sẽ thấp hơn mức lương cơ sở tại thời điểm đủ tuổi hưu không đủ sống khi mà NLĐ đã không còn khả năng lao động".

Bạn đọc Thanh Toàn nêu thực tế: "Không công ty hay doanh nghiệp nào muốn nhận và sử dụng lao động cho đến tuổi nghỉ hưu. Bởi thứ nhất lương của những người làm lâu năm sẽ cao hơn những người mới. Thứ hai là về tuổi tác sức lao động sẽ không còn được tốt như người trẻ. Thử hỏi bốn mươi mấy năm chục mà chờ để lãnh lương hưu rồi mười mấy năm đó họ làm sao?". Tương tự, một bạn đọc tên Đức cũng cho biết các công ty giờ có xu hướng không tuyển người lao động lớn tuổi thì sao họ đóng đủ năm đây. "Bản thân tôi đây đi làm bên xây dựng thì làm gì có bảo hiểm thường xuyên. Làm thời vụ là chính thì bao giờ đủ 20 năm" – bạn đọc này nói.

Bạn đọc Lê Phương chia sẻ: "Mong muốn rút 100% là ý kiến của hầu hết NLĐ. Chứ nghỉ việc ở tuổi 45 khi kiếm đủ ăn đã khó khăn thì tiền đâu mà đóng tự nguyện một cục để chờ lương hưu. Với lại cũng không biết có sống được qua 60 tuổi không để nhận lương hưu?".

Bạn đọc Nguyễn Văn Dũng góp ý: "Theo tôi nghĩ theo phương án 1 nhưng sau khi nghỉ việc một năm rút 50%, sau đó một năm nếu NLĐ không đóng thì rút thêm 50% nữa vì như vậy giảm bớt BHXH khủng hoảng và NLĐ có thể giải quyết được vấn đề khó khăn.

Bạn đọc tên Phong đặt câu hỏi: "Một bất hợp lý nữa là tại sao phải 1 năm sau khi nghỉ việc mới được nhận khoản bảo hiểm của mình, vậy trong thời gian này mọi người sống rất chật vật, cần điều chỉnh lại theo nguyện vọng lãnh 1 lần ngay. Còn người muốn nhận lương hưu cũng nên điều chỉnh từng mốc thời gian nghỉ nhận, chứ 50 tuổi nghỉ việc và đã đủ thâm niên nhận lương hưu mà phải đợi đến 62 tuổi như hiện nay thì cuộc sống hằng ngày lấy gì để sống và có thể sống để đến lúc đủ tuổi nhận lương hưu không. Bởi có một số người nghỉ việc cuộc sống khó khăn, bệnh tật thậm chí chết trước khi đủ tuổi nhận lương hưu thì rất bất công".
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo