xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lao động có nguy cơ mất việc

Bài và ảnh: Bạch Đằng

Hơn 130 kỹ sư, công nhân được đào tạo bằng ngân sách nhà nước, tâm huyết, giỏi nghề có nguy cơ mất việc một khi nhà máy không đáp ứng được yêu cầu đấu thầu

Liên tục những ngày gần đây, nhiều cán bộ, công nhân làm việc tại Xí nghiệp Xử lý nước thải Bình Hưng (trực thuộc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng TP bày tỏ sự lo lắng về việc làm, đời sống của mình khi sắp tới, việc quản lý, vận hành Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng và trạm bơm Đồng Diều được đấu thầu. Theo họ, hồ sơ mời thầu còn nhiều điểm chưa phù hợp với đặc điểm nhà máy.

Nỗ lực vượt khó

Gắn bó từ những ngày đầu, ông Trần Việt Trung, chủ tịch Công đoàn xí nghiệp, cho biết nhà máy có công suất giai đoạn 1 là 141.000 m3/ngày đêm, được UBND TP HCM giao cho xí nghiệp quản lý, vận hành, bảo dưỡng từ năm 2009.

Kỹ sư, công nhân Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng đang vận hành thiết bị
Kỹ sư, công nhân Nhà máy Xử lý nước thải Bình Hưng đang vận hành thiết bị

“So với mức giá mà đơn vị lắp đặt nước ngoài đưa ra thời điểm đó cho công tác vận hành thì kinh phí vận hành nhà máy mà Công ty Thoát nước đô thị thực hiện thấp hơn rất nhiều; theo hình thức thực thanh, thực chi. Đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, nhà máy vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu xử lý nước thải của TP. Đó là một cố gắng rất lớn của tập thể lao động” - ông Trung khẳng định.

Có thể nói đây là nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ tiên tiến nhất bấy giờ với hàng ngàn chi tiết phức tạp, liên hệ chằng chịt, mỗi sai sót đều phải trả giá đắt nên những ngày đầu nhận bàn giao rất gian nan. Toàn bộ lãnh đạo, cán bộ, kỹ sư, công nhân “trực chiến” ngày đêm suốt mấy tháng trời.

“Các thiết bị của nhà máy có tính độc quyền cao của nhà sản xuất, anh em phải thường xuyên suy nghĩ, đề ra sáng kiến để cải tiến kỹ thuật cho phù hợp. Tâm huyết với nhà máy, anh em kỹ sư, công nhân đã đề ra hơn 15 sáng kiến giá trị, soạn thêm các bộ quy trình vận hành phù hợp, đặc biệt là quy trình xử lý khẩn cấp để tránh nguy cơ ngưng hoạt động đột xuất. Phải quen tay, lành nghề và hiểu từng con ốc mới thực hiện được” - ông Hoàng Hữu Hải, giám đốc nhà máy, cho biết.

Theo ông Hải, khi TP có chủ trương xã hội hóa, đấu thầu rộng rãi công tác quản lý, vận hành, ban lãnh đạo nhà máy rất ủng hộ. Họ đã chủ động chuẩn bị các bước song song với chuẩn hóa đội ngũ để tham gia và tự tin có thể đảm đương tiếp việc vận hành, bảo dưỡng nhà máy.

Bỗng dưng trở thành… thiếu năng lực!

Tháng 12-2016, hồ sơ mời thầu được Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập phát hành với các tiêu chuẩn đánh giá năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật cụ thể. Lãnh đạo Công ty Thoát nước đô thị TP HCM huy động cán bộ, công nhân cùng tham gia xây dựng hồ sơ dự thầu.

“Đến lúc này, chúng tôi mới phát hiện hồ sơ mời thầu có nhiều điểm bất cập, không phù hợp với đặc điểm của một nhà máy công suất lớn như thế. Đáng nói hơn cả là với những tiêu chí của bộ hồ sơ mời thầu thì từ chỗ vận hành trơn tru suốt 7 năm, bỗng dưng chúng tôi trở thành thiếu năng lực” - ông Trần Việt Trung bức xúc.

Theo ông Trung, có nhiều điểm bất hợp lý mà Công ty Thoát nước đô thị TP đã kiến nghị các cấp cao hơn xem xét lại. Đơn cử, tiêu chí đánh giá về công nghệ bị giới hạn vào các nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và nhân sự làm hạn chế nhà thầu. Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm hợp đồng chỉ tập trung vào tiêu chí giá trị hợp đồng mà không đề cập tính chất tương tự của hợp đồng (như công suất, lưu lượng). Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có đơn giá định mức hoàn chỉnh để thực hiện đấu thầu…

Ông Hoàng Hữu Hải cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, để đáp ứng nhu cầu và kế hoạch công tác, chúng tôi đã cử nhiều cán bộ, công nhân đi đào tạo ở các nước, sau đó về đào tạo tại chỗ nhằm chuẩn hóa đội ngũ. Tất cả đều bằng ngân sách nhà nước nhưng nguồn chất xám ấy đang đứng trước nguy cơ lãng phí, không được sử dụng đúng việc. Quan trọng hơn, nhà máy đang được đầu tư giai đoạn 2, việc thi công đòi hỏi có sự kết nối với nhà máy (giai đoạn 1) nhưng vẫn phải bảo đảm không được gián đoạn hoạt động. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi phải có cán bộ kỹ thuật lành nghề. Hiện chúng tôi vẫn hằng ngày cắt cử anh em phối hợp với bên thi công để bảo đảm sự hoạt động liên tục của nhà máy”.

Mong được xem xét thấu đáo

Với tập thể lao động của xí nghiệp, nhiều người cũng bày tỏ sự băn khoăn. Anh Lê Đức Huyền - một trong những công nhân lành nghề được đào tạo ở Singapore, có đến 3 sáng kiến cải tiến kỹ thuật - cho biết: “Không riêng tôi mà hầu hết 130 anh em đều lo lắng vì không biết sắp tới sẽ như thế nào. Chúng tôi rất tâm huyết với nhà máy, 7 năm qua đã yên tâm gắn bó, nay nếu nhà máy không đáp ứng được yêu cầu đấu thầu thì nguy cơ mất việc, thất nghiệp là rất lớn. Mong lãnh đạo TP trước khi quyết định mọi việc sẽ xem xét thấu đáo nguyện vọng của anh em là muốn tiếp tục được làm việc, gắn bó với nhà máy”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo