xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người lãnh đạo mà nhân viên thực sự cần

Bài: Hoà Bình - Ảnh: Internet

(NLĐO) – Lãnh đạo khiến nhân viên sợ hay là người truyền cảm hứng tới nhân viên và là mẫu hình để học tập.

Thời gian chúng ta sống ở nơi làm việc nhiều hơn ở nhà. Trong vai trò nhân viên, chắc chắn không ai muốn chịu cảnh "khó thở" triền miên. Và đã bước vào vị trí quản lý, liệu có thể khẳng định: Lãnh đạo là người nhân viên thực sự cần?

Những ví dụ tồi

Trong nhiều cơ quan, cảnh khá phổ biến là nhân viên phải thuyết phục sếp: "Anh cứ yên tâm nói tiếng Việt trong toàn bộ cuộc gặp gỡ, bọn em sẽ phiên dịch mà". Tất nhiên, câu chuyện (phát biểu, thảo luận, đàm phán, hợp đồng…) chính thức với đối tác nước ngoài thì cần phiên dịch cho chỉn chu, chính xác. Nhưng đến một câu giao tiếp cũng không sử dụng nổi thì hình ảnh của sếp trong mắt nhân viên sẽ thế nào?

Người lãnh đạo mà nhân viên thực sự cần - Ảnh 1.

Công sở thời hiện đại tồn tại một điều khiến phần lớn nhân viên đều "phát điên" - đó chính là người lãnh đạo không biết ngoại ngữ, thiếu khả năng diễn thuyết trước đám đông, không biết phát biểu trên truyền thông, không biết cách truyền cảm hứng, tạo động lực cho nhân viên trong công sở.

Nếu lãnh đạo không thể hiện đúng tầm như mong đợi, liệu nhân viên có cảm thấy được học hỏi? Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy làm việc dưới quyền của một người lãnh đạo kém cỏi không chỉ khó chịu mà còn gây ra những vấn đề thực sự với sức khỏe tinh thần và tâm lý của người lao động.

Tôn trọng chứ không sợ hãi?

Người lãnh đạo đại diện cho quyền lực, nhưng đâu phải sếp nghĩa là để cho nhân viên sợ? Các cộng sự và người dưới quyền từng làm việc với ông Nguyễn Hữu Thái Hoà - giám đốc chiến lược của VNPT hiện nay, nguyên giám đốc chiến lược của FPT trước kia -  đều cho biết vừa nể phục ông vì tài thao lược, lượng kiến thức "khủng", tinh thần sẵn sàng chinh phục mọi khó khăn, mà còn bị thu hút bởi ông Thái Hoà có duyên sân khấu. Giọng hát Nguyễn Hữu Thái Hoà sau nhiều album chuyên nghiệp được coi là một trong những nghệ sĩ đặc biệt của dòng nhạc Trịnh.

Người lãnh đạo mà nhân viên thực sự cần - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Cường, hiện là Phó chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (Bộ TT&TT), nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC, từ thời làm giám đốc công ty VTC Intecom đã trực tiếp về các trường đại học để tuyển chọn và mời những kỹ sư tốt nhất về làm việc với công ty, tập đoàn. Sau này, tất cả những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ngày ấy đều là những cán bộ cốt cán ở VTC.

Là nhân viên của VTC, không ai không biết rằng ông Nguyễn Xuân Cường rất giản dị, cởi mở. Khái niệm cởi mở ở đây không đồng nghĩa với việc tự do vô kỷ luật mà là bình đẳng và tôn trọng trong khuôn khổ cho phép. Khi nhân viên trao đổi thẳng thắn những ý kiến của mình về công việc, cách tổ chức hay có bất kì phàn nàn nào về chế độ đãi ngộ, một người lãnh đạo thực sự là người biết lắng nghe và đưa ra những phản hồi tích cực cộng với phương án giải quyết vấn đề; tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của mình phát huy hết năng lực để cống hiến.

Trong tình huống ngược lại, nếu nhân viên dưới quyền không dám nói ra những băn khoăn hay những điều họ cảm thấy không hợp lí, thậm chí là bất công đã xảy ra trong công việc? Liệu đó có phải là do sức ép của vị trí đã khiến lãnh đạo trở nên độc đoán và ép buộc cấp dưới, khiến họ cảm thấy gò bó và mệt mỏi, dẫn đến kết quả làm việc sẽ ngày càng sa sút hơn?

Cân bằng công việc và cuộc sống

Người lãnh đạo mà nhân viên thực sự cần - Ảnh 3.

Có những người quản lý chẳng hề có bất cứ một kỳ vọng nào vào sự tiến bộ của nhân viên, tình trạng này sẽ giết chết mọi mong muốn cống hiến từ người đi làm. Ngược lại, cũng có những lãnh đạo đặt kỳ vọng quá cao và luôn luôn thất vọng bởi nhân viên không đáp ứng đúng như tưởng tượng.

Nghiên cứu của đại học Havard và Stanford (Mỹ) cho thấy những căng thẳng khi làm việc với một người quản lý quá khắt khe ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không kém gì tác động của thuốc lá lên những người hút thuốc thụ động. Theo khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ thì 75% người Mỹ đánh giá người quản lý trực tiếp chính là nguyên nhân gây căng thẳng và áp lực nhiều nhất trong công việc.

Đừng đặt kỳ vọng phi lý vào bất cứ nhân sự nào, nhưng cũng không nên thiếu tin tưởng vào nhân sự trong bộ máy. Hãy biết tận dụng thế mạnh của từng người để bổ sung cho nhau và tạo sức mạnh chung. Nên khen chung và phê bình riêng; chú ý đến chính sách chung và đời sống riêng của nhân sự trong bộ máy sẽ khiến nhân viên tâm phục khẩu phục.

Một người lãnh đạo biết ngắt những suy nghĩ về công việc ra khỏi đầu để quan tâm đến gia đình, sở thích hay bất cứ thứ gì khác ngoài công việc, tái tạo năng lượng, sau đó quay trở lại truyền cảm hứng và động lực làm việc tới đội ngũ chính là người nhân viên thực sự cần.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo