xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động nữ ở nước ngoài: Thiệt trăm bề

HỒNG ĐÀO

Cần tạo điều kiện tốt hơn để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình trong việc tìm kiếm cơ hội, nâng cao thu nhập khi xuất khẩu lao động

Hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó, tỉ lệ lao động nữ (LĐN) chiếm từ 30%-35%. LĐN bị trả lương thấp và không được pháp luật các nước tiếp nhận bảo vệ. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Báo cáo rà soát pháp luật về người lao động (NLĐ) Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ góc độ bình đẳng giới” do Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa tổ chức tại TP HCM.

Mù mờ thông tin

Pháp luật quy định NLĐ làm việc ở nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin để quyết định việc đi làm có phù hợp với hoàn cảnh của họ hay không, như: những doanh nghiệp (DN), tổ chức nào đáng tin cậy; đặc điểm văn hóa, điều kiện sống của các quốc gia mà họ đến làm việc; việc làm và các điều khoản hợp đồng liên quan đến công việc sẽ làm; những nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình làm việc ở nước ngoài... Thế nhưng, phần lớn trong số 200 DN được cấp phép xuất khẩu lao động đều đưa ra những thông tin hấp dẫn để thu hút NLĐ, còn những thông tin bất lợi thì cố tình ém nhẹm.

Lao động nữ Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Đài Loan. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: DUY QUỐC
Lao động nữ Việt Nam làm việc tại một nhà máy ở Đài Loan. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: DUY QUỐC

Tại hội thảo, một số đại biểu đã chỉ ra những thiệt thòi của LĐN khi làm việc ở nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia tư vấn, đơn cử: “Một phụ nữ sang Đài Loan giúp việc nhà phải được biết gia đình họ giúp việc có bao nhiêu thành viên; em bé họ trông bao nhiêu tháng tuổi, diện tích ngôi nhà bao nhiêu... Việc trông các bé ở độ tuổi khác nhau và phụ giúp việc nhà ở những nơi có diện tích khác nhau sẽ có khác biệt rất lớn. Ở ngôi nhà 4 tầng, công việc của người giúp việc sẽ nhiều hơn, thời gian nghỉ ngơi ít hơn”.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài có kỹ năng, tay nghề rất ít, đa số là đi xuất khẩu theo diện xóa đói giảm nghèo nên họ không phải đối tượng của BHXH bắt buộc (chiếm 67,52%); tỉ lệ này ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam. Một thiệt thòi nữa với LĐN là chủ được phép chấm dứt hợp đồng lao động nếu lao động nữ có thai, sinh con. Ở một số nước có chính sách chặt chẽ về nhập cư, LĐN có thai và sinh con sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động. “Nhật Bản cấm phá thai nên nếu LĐN mang thai tìm đến những chỗ phá thai chui thì nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của họ. Nếu muốn giữ lại đứa con, LĐN bị trả về nước và phải chịu toàn bộ chi phí” - ông Nguyễn Tiến Mạnh, Công ty Newtatco, cho biết.

Đối diện nhiều rủi ro

Bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn công tác xã hội cộng đồng TP HCM, cũng nêu lên thực trạng các DN xuất khẩu lao động chỉ quan tâm đến nhu cầu của khách hàng mà chưa quan tâm về giới. “Qua khảo sát, các DN cho biết LĐN có ưu điểm là dễ nghe, dễ đào tạo hơn lao động nam. Thế nhưng, đây cũng là nhược điểm vì họ dễ bị dụ dỗ hơn. Khi bị xâm hại, LĐN thường tìm các nguồn hỗ trợ khác từ các cơ quan, đoàn thể, đại sứ quán...” - bà Bích nói.

Nhiều ý kiến khẳng định các quyền cụ thể và nhu cầu của LĐN Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và chưa thể chế hóa trong các chính sách pháp luật, các quy định và dịch vụ liên quan. Do vậy, LĐN phải đối diện nhiều rủi ro như bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng... Theo bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, tuy chưa có báo cáo chính thức nhưng có trường hợp LĐN làm việc ở nước ngoài bị đánh đập, chửi bới và khoảng 10% LĐN giúp việc gia đình bị lạm dụng tình dục. Trong khi đó, các nguồn hỗ trợ lại thiếu kỹ năng khi làm việc các vấn đề về giới. Chẳng hạn, khi một LĐN bị quấy rối tình dục, không thể để nam giới đến hỏi: “Chị bị quấy rối như thế nào?”. Cơ quan truyền thông cũng mắc thiếu sót khi phỏng vấn không che mặt LĐN hoặc cố tìm hiểu xem cô gái bị quấy rối tình dục ở đâu. “Làm như thế không giúp gì được LĐN mà còn bít đường về nhà của họ” - một đại biểu bức xúc.

Ông PHẠM VIẾT HƯƠNG, Phó Cục trưởng Cục Lao động ngoài nước:

Rà soát, đánh giá lại Bộ Luật Lao động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, di cư lao động là vấn đề tất yếu. Mỗi năm, Việt Nam có từ 80.000-100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khoảng 30% LĐN và đây là đối tượng dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Thực tế này đòi hỏi pháp luật lao động Việt Nam phải rà soát, đánh giá lại các quy định đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài dưới góc nhìn về giới để bảo vệ LĐN.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo