xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7

VĂN DUẨN

Trưa 12-4, với đa số phiếu tán thành, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% kể từ ngày 1-7-2022 để trình Chính phủ xem xét quyết định

Sáng 12-4, Hội đồng Tiền lương (HĐTL) quốc gia đã họp phiên thứ 2 với sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch hội đồng - để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu (LTT) vùng cho người lao động (NLĐ) tại doanh nghiệp (DN).

Đồng thuận cao

Tại phiên họp này, đại diện phía NLĐ là Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đưa ra 2 phương án. Phương án 1: Điều chỉnh LTT từ ngày 1-7-2022, với mức tăng từ 270.000 - 330.000 đồng, bình quân tăng 8,16% so với năm 2020 - 2021. Phương án 2: Điều chỉnh LTT từ ngày 1-7-2022, với mức tăng từ 230.000 - 300.000 đồng, bình quân tăng 7,25% so với năm 2020 - 2021.

Đại diện các hiệp hội thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa nhiều phương án tăng LTT vùng từ 3% - 6% từ ngày 1-1-2023. Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật của HĐTL quốc gia đưa ra phương án tăng LTT từ 5% - 6,18%.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1-7 - Ảnh 1.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% sẽ giúp người lao động bớt khó khăn trong bối cảnh vật giá leo thang Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Sau hơn 3 giờ thương thảo, đàm phán, trưa cùng ngày, với đa số phiếu tán thành, HĐTL quốc gia đã đồng thuận và chốt đề xuất tăng LTT vùng thông qua bỏ phiếu kín. Kết quả, 17/17 thành viên đồng ý mức tăng LTT vùng là 6%; 15/17 thành viên đồng ý tăng LTT vùng ngay từ ngày 1-7-2022 đến 31-12-2023 và 2/17 thành viên đồng ý tăng từ ngày 1-1-2023.

Mức tăng được đề xuất cụ thể: vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4,42 triệu đồng lên 4,68 triệu đồng; vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3,92 triệu đồng lên 4,160 triệu đồng; vùng III tăng 240.000 đồng, từ 3,42 triệu đồng lên 3,63 triệu đồng; vùng IV tăng 180.000 đồng, từ 3,07 triệu đồng lên 3,250 triệu đồng.

Như vậy, căn cứ kết quả bỏ phiếu, mức tăng LTT vùng 6% áp dụng từ ngày 1-7-2022 đến 31-12-2023 sẽ được HĐTL quốc gia trình để Chính phủ xem xét quyết định.

Cùng nhau vượt qua khó khăn

Trao đổi với báo chí ngay sau khi phiên họp của HĐTL quốc gia kết thúc, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết trên cơ sở đàm phán dân chủ, quyết liệt, hội đồng đã đưa ra được quyết định thuyết phục các bên là LTT vùng năm 2022 được tính từ ngày 1-7-2022 đến hết 31-12-2023 với mức tăng 6%.

"Với tư cách đại diện NLĐ, chúng tôi mong muốn tăng lương cao hơn nữa. Thế nhưng, DN còn nhiều khó khăn, dịch bệnh còn phức tạp nên mức này là sự chia sẻ của NLĐ, tổ chức đại diện NLĐ với DN. Chúng ta cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn, thực hiện tốt chương trình phục hồi, phát triển kinh tế của Chính phủ" - ông Ngọ Duy Hiểu bày tỏ.

Về lý do cần thiết tăng LTT, theo ông Ngọ Duy Hiểu, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hai năm nay, Chính phủ chưa điều chỉnh LTT vùng nên các DN tiếp tục duy trì mức LTT theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, không điều chỉnh tiền lương cho NLĐ. Lần điều chỉnh LTT vùng gần nhất là từ ngày 1-1-2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng, vùng II 3,92 triệu đồng, vùng III 3,42 triệu đồng và vùng IV 3,07 triệu đồng. Bên cạnh đó, dịch bệnh kéo dài đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm, thu nhập của NLĐ cũng như gia đình họ. Một bộ phận NLĐ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn.

"Dù chia sẻ với khó khăn của nhiều DN nhưng chúng ta không thể không quan tâm đến một bộ phận NLĐ đang rất khốn khó. Sức chịu đựng của NLĐ cũng đã đến ngưỡng để xem xét điều chỉnh LTT vùng trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tục và đời sống NLĐ gặp rất nhiều khó khăn" - ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh. Theo ông, hình ảnh NLĐ xếp hàng từ sáng sớm để chờ rút BHXH 1 lần là điều rất đáng để chúng ta suy nghĩ.

Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, việc tăng lương sẽ ảnh hưởng nhiều đến DN trong bối cảnh hiện nay, bởi cộng đồng DN cũng đang rất khó khăn và mới bắt đầu phục hồi sản xuất - kinh doanh. Mức đề xuất tăng LTT vùng 6% được thống nhất đã là một nỗ lực lớn của 2 bên.

Tăng ít hay nhiều đều có ý nghĩa

Hay tin HĐTL quốc gia chốt phương án tăng 6% LTT vùng, chị Nguyễn Thanh Lai, công nhân Công ty TNHH T.O (KCX Tân Thuận, quận 7, TP HCM), rất phấn khởi. Hai năm qua, cuộc sống của chị và gia đình gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Trong khi đó, thu nhập của chị không những không tăng mà còn giảm sâu, thậm chí có tháng chỉ nhận được khoản hỗ trợ lương 1 triệu đồng vì công ty tạm ngưng sản xuất.

Theo chị Lai, nếu được Chính phủ thông qua, mức LTT tại TP HCM khoảng 4,685 triệu đồng/tháng - thực tế vẫn chưa thể bảo đảm cuộc sống của NLĐ. Tuy nhiên, giữa lúc vật giá leo thang như hiện nay thì được tăng lương dù ít hay nhiều cũng rất có ý nghĩa với NLĐ.

Ông Lý Khánh Hoàng, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Juno (huyện Bình Chánh, TP HCM), ủng hộ việc HĐTL quốc gia điều chỉnh LTT vùng từ ngày 1-7-2022. Theo ông, sau thời gian dài chống chọi với dịch bệnh thì những tháng qua, kinh tế phục hồi tích cực, các DN đã hoạt động khởi sắc nhưng vẫn chưa hoàn toàn hết khó khăn. Vì vậy, 6% tuy chưa phải là mức tăng lý tưởng để bảo đảm được các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của NLĐ nhưng hợp lý vào giai đoạn này, vừa san sẻ khó khăn với DN vừa hỗ trợ phần nào cho NLĐ.

T.Nga ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo