xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bó tay?

Trực Ngôn

Theo thống kê mới nhất của BHXH Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp (DN) "mất tích", với nợ BHXH khoảng 2.000 tỉ đồng.

Trong đó, đáng lưu ý là có 100 DN có vốn đầu tư nước ngoài, chủ DN đã bỏ trốn hoặc trong tình trạng "mất tích". BHXH Việt Nam đánh giá số nợ này rất khó đòi, thậm chí không có khả năng thu hồi.

Hệ lụy của việc này là quyền lợi chính đáng của hàng ngàn người lao động (NLĐ) trong cả nước tiếp tục bị treo, nếu không nói là có nguy cơ mất trắng. Có chứng kiến cảnh điêu đứng của hơn 600 công nhân (CN) Công ty TNHH Nam Phương (100% vốn Hàn Quốc, KCN Tây Bắc Củ Chi) khi giám đốc bỏ trốn, để lại khoản nợ BHXH, BHYT hơn 26,8 tỉ đồng, mới hiểu được sự bức xúc của NLĐ. Tình trạng ông chủ nước ngoài làm ăn thua lỗ rồi "bỏ của chạy lấy người" cứ liên tục diễn ra ở các địa phương, đẩy hàng ngàn lao động vào chỗ khốn cùng. Hằng tháng, CN đã phải trích lương để nộp BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp nhưng những ông chủ nơi họ làm việc lại thể hiện thái độ vô trách nhiệm bằng hành vi chây ì, nợ đọng BHXH kéo dài. Ở các DN nói trên, CN không chỉ rơi vào cảnh mất việc làm mà còn phải đối diện với khó khăn trước mắt khi quyền thụ hưởng chế độ BHXH bị chính các ông chủ DN tước đoạt.

Bó tay? - Ảnh 1.

Để CN mất trắng quyền thụ hưởng có sự bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật lao động hiện hành. Đến giờ này, tiêu chí để xác định "chủ DN bỏ trốn" vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào định nghĩa cụ thể. Chưa hết, cũng chưa có quy định về quy trình xử lý tài sản đối với DN có chủ bỏ trốn. Theo ông Lê Đình Quảng, Phó Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, chính sự bất cập này đã khiến việc xử lý tài sản để giải quyết quyền lợi cho NLĐ tại các DN phá sản hoặc có chủ bỏ trốn gần như bế tắc. Thực tế diễn ra ở một số địa phương cho thấy cơ quan chức năng cũng bó tay trong việc xử lý tài sản DN để giải quyết quyền lợi cho NLĐ bởi không khéo sẽ bị chủ DN kiện ngược. Một khi cơ quan chức năng bó tay thì rõ ràng việc khởi kiện đòi quyền lợi cho CN của tổ chức Công đoàn cũng sẽ đi vào ngõ cụt.

Khi chủ DN làm ăn thua lỗ rồi bỏ trốn và chây ì nợ BHXH, đối tượng chịu thiệt thòi chính là NLĐ. Thực trạng này, theo ông Quảng đòi hỏi hệ thống pháp luật lao động hiện hành phải có sự điều chỉnh căn cơ nhằm bảo đảm quyền lợi NLĐ. "Pháp luật lao động cần được nghiên cứu, sửa đổi theo hướng quy định rõ các tiêu chí chủ DN bỏ trốn cũng như hướng xử lý tài sản và biện pháp chế tài chủ DN để làm hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng có liên quan thực thi trách nhiệm giám sát, bảo vệ quyền lợi NLĐ" - ông Quảng đề xuất.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo