xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Năng lượng chảy về lục địa Đen

Thành Lương (từ Moscow)

Trước khi tuyển Pháp vượt qua Argentina ở trận đấu đầu tiên vòng 16 đội, trên mạng xã hội tại Việt Nam xuất hiện những bình luận (mang hàm ý phân biệt chủng tộc khá rõ ràng và điều này tương đối nguy hiểm với người bình luận tại châu Âu!) rằng "đội tuyển châu Phi lọt vào vòng đấu loại trực tiếp khó có thể thành công".

Những ngày qua, trên đất Nga, tôi đã tiếp xúc, ghi âm, ghi hình biết bao CĐV châu Phi. Quả thật, không cần kỹ thuật chụp ngược sáng, rất khó để bắt nét được khuôn mặt họ và một trong những khuôn hình ghi lại khoảnh khắc CĐV tuyển Pháp hào hứng, say sưa nói về hy vọng thành công như năm 1998, giũ bỏ nỗi đau năm 2010 và Mbappe chính là tương lai của đội tuyển Pháp, đã không được sử dụng khi gửi về nhà. Lý do duy nhất: Cảnh quá tối!

Trở lại câu chuyện các tài năng bóng đá và đội tuyển châu Phi, buồn là cảm xúc chủ đạo của CĐV các đội bóng này nhưng ở khía cạnh lạc quan, họ tin tưởng vào sự thành công của đội bóng trong tương lai, khi mà ngày càng có nhiều cầu thủ gốc Phi sinh ra, lớn lên, được đào tạo tại châu Âu lựa chọn việc thi đấu cho đội tuyển quê hương.

Năm 1998, khi tuyển Pháp giành chức vô địch World Cup, khẩu hiệu "Đen - Trắng và Ả Rập" trở nên phổ biến và nó là hình ảnh điển hình nhất cho sự đa dạng chủng tộc, văn hóa của đội bóng này. Nó phản ánh nguồn gốc của các cầu thủ thi đấu cho đội bóng áo lam, trong đó có không ít tuyển thủ Pháp sinh ra tại châu Âu bởi những ông bố - bà mẹ người Bắc Phi.

Ở World Cup này, 17/23 cầu thủ Morocco sinh ra tại châu Âu, đa phần ở Hà Lan, trong khi đội trưởng Mehdi Benatia sinh tại Pháp. Trước đó 9 năm, tiền đạo sinh ra tại Pháp Pierre-Emerick Aubameyang tuyên bố quyết định chơi cho đội tuyển Gabon, bất chấp những lời mời chào từ tuyển trẻ Ý hay Pháp.

Tiếc thay, không phải mọi tài năng châu Phi đều trở về quê hương.

Hầu hết các cầu thủ này trở về chơi cho các đội tuyển châu Phi, bởi không thể giành được vị trí hoặc khó bảo đảm suất thường xuyên tại các đội tuyển châu Âu. Nhưng mặt khác, nó còn xuất phát từ nạn phân biệt chủng tộc.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực nhân đạo, ít nhất 15.000 cầu thủ trẻ đã rời Tây Phi hằng năm dưới những cái tên giả mạo. Những yếu kém về năng lực quản lý, nạn tham nhũng và nhiều lý do khác đã và sẽ còn khiến những ngôi sao như Sadio Mane, M. Salah lựa chọn việc chơi bóng tại châu Âu và định cư lại, hơn là quay trở về châu Phi.

Ở đó, mỗi đêm, các cậu bé lại ngóng lên màn hình xem Mane, Salah và những siêu sao bóng đá châu Phi khác thể hiện tài năng trên sân cỏ và mơ ước một ngày sẽ thành công như thần tượng của mình.

Các đội tuyển châu Phi có thành công trong tương lai hay không, phần lớn phải trông chờ vào chính các LĐBĐ cải tổ năng lực quản lý, tổ chức. Bằng không, xu hướng cầu thủ sinh ra, lớn lên và được đào tạo tại châu Âu trở về quê hương sẽ dừng lại, như mùa mưa chỉ diễn ra trong 3 tháng ở Sahara.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo