xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Văn hóa... "đầu ra"

Di Li

Nếu coi toilet là thứ tối quan trọng phục vụ cho cuộc sống thì chí ít cũng phải sạch sẽ, bởi nó không thể tách rời đời sống con người hiện đại

Ẩm thực có lẽ là một trong những chủ đề hấp dẫn hàng đầu ở xứ ta. Người ta có thể nói về ẩm thực mỗi ngày, hàng giờ, viết những cuốn sách về nó, đưa nó lên thành văn hóa ẩm thực. Nhưng ngược lại, hầu như chẳng mấy ai thích nói đến "văn hóa đầu ra". "Vào" mà không có "ra" tương xứng thì dễ mất cân bằng...

Cũng là một thứ văn hóa sống

Tôi chưa có cơ hội nghiên cứu cung cách thiết kế toilet thời cổ xưa ở xứ mình, song cũng từng mục sở thị hàng trăm loại toilet từ bình dân đến thành thị, từ Đông sang Tây, từ cổ xưa cho đến hiện đại và cho rằng cái toilet cũng là một thứ văn hóa sống. Nhìn vào toilet, người ta có thể thấy ngay được cung cách, nề nếp sinh hoạt, thẩm mỹ, tính cách... của cả một dân tộc hoặc chí ít thì cũng của gia chủ.

Thời xa xưa, vua chúa dù sang trọng cỡ mấy cũng không có được chiếc bồn cầu bệt giật nước như thời nay, nên đành phải dùng... bô giống các em bé. Song bô của các bậc quân vương là bằng vàng hoặc chí ít thì cũng bằng đồng, trên khảm hoa văn rực rỡ. Còn phó thường dân thì sao, việc này dễ suy luận, có thể vì thói quen được truyền qua nhiều thế hệ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nếu là người dân ở vùng đồng bằng sông nước thì tiện nhất là bắc "cầu tõm". Người miền núi chọn toilet cũng phải phù hợp với hoàn cảnh địa lý. Họ sáng tác ra một loại toilet mang "sắc thái vùng miền" cũng không kém phần kinh hoàng. Đó là một chiếc thùng phuy được chôn chìm xuống đất, chỉ nhô lên phần miệng cao độ 30 cm. Một thanh gỗ được bắc ngang qua miệng làm chỗ ngồi. Thế là xong.

Từ cổ chí kim, người ta còn duy trì một loại toilet rất gần gũi với thiên nhiên, ấy là "Thứ nhất quận công. Thứ nhì ra đồng".

Cách đây khoảng 30 năm, người ta gọi toilet là công trình phụ, toilet thường được tách rời với nhà tắm cho... sạch sẽ. Người ta tự làm cho mình sạch sẽ đến độ cắt rời cái công trình không sạch sẽ ấy càng xa càng tốt. Thậm chí không có luôn cũng được. Gia đình tôi từng chuyển nhà tới 7 lần cả thảy. Lần nào xây nhà mới, cha tôi cũng là chủ công trình xây dựng, chủ giám sát kiêm luôn cả nhà thiết kế, song chưa lần nào tôi thấy ông làm một cái toilet. Nhà tôi luôn có đủ cả sân vườn, ban công, buồng tắm, sân thượng, phòng khách, vài phòng ngủ, bếp riêng… nhưng toilet không bao giờ có. Tôi chẳng có lý do gì để đòi hỏi cái sự cần phải có này, bởi vì trong trí óc non nớt lúc ấy, tôi cho rằng việc nhà không có toilet là phải lắm. Tôi sinh ra đã chưa từng nhìn thấy một cái toilet riêng bao giờ, rồi đến nhà hàng xóm, bạn bè, họ hàng... nhà nào cũng đều như thế cả, khái niệm không nhìn thấy sao biết đến đòi hỏi. Nhưng nếu không có toilet riêng thì người ta làm thế nào? Dĩ nhiên là viện đến toilet công cộng. Riêng cái sự này đã là cả một nỗi ám ảnh suốt thời thơ ấu. Nhà chung cư kiểu cũ - toilet công cộng, nhà trên khu phố cổ chật chội - toilet công cộng, nhà kiểu biệt thự Pháp cổ sau phân chia cho nhiều hộ - toilet công cộng.

Những kiến trúc chật hẹp theo lối truyền thống không toilet đã đành, đằng này rất nhiều nhà xây riêng rộng rãi cũng dằn lòng mà tham gia toilet công cộng. Tôi băn khoăn rất nhiều trước sự kỳ lạ này, sau tạm luận ra một lý giải được coi là hợp lý: Có thể đa phần người Việt Nam chúng ta có truyền thống tập thể cao; khi ăn chấm chung một bát nước mắm, khi ngủ vợ chồng con cái cũng chung một chiếc giường; hàng xóm láng giềng thích chung nhau nhiều thứ, từ lối đi đến vòi nước máy vậy nên dùng chung một chiếc toilet thì có sao, càng thêm tinh thần đoàn kết!

Phần lớn các nhà vệ sinh công cộng không bao giờ được thiết kế kín cửa. Cửa gỗ sẽ để hụt phía trên cho thông gió (thậm chí chỉ móc mỗi tấm vải bao tải để làm "rèm" cho thoáng). Vì thế nên mới sinh ra những câu chuyện cười ra nước mắt.

Văn hóa... đầu ra - Ảnh 1.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Vẫn còn là nỗi kinh hoàng ngay cả với người Việt

Giờ thì toilet đã có đủ loại, từ nhựa hóa học đến men sứ để lựa chọn. Các gia đình không còn coi thường cái toilet nữa. Toilet đã được phép chung với buồng tắm. Nhiều nhà còn cầu kỳ lắp các loại đèn rọi chiếu sáng trong toilet cho đẹp hoặc bỏ ra vài chục triệu để sắm cho được loại bồn cầu có "mắt thần" biết tự đóng và mở nắp khi chủ nhân có ý muốn sử dụng, biết làm ấm chỗ ngồi khi trời đông giá, biết xịt nước thông minh "đúng nơi đúng chỗ", song các toilet công cộng không vì thế mà hết cơn ác mộng. Đây là tôi nói đến toilet công cộng ở những nơi công cộng, chứ không phải dành cho các hộ dân. Du khách nước ngoài sang Việt Nam, nào có được đến thăm chung cư cao cấp hay nhà 5 tầng để tham khảo toilet, chỉ có thể mục sở thị các toilet của công ty vệ sinh thành phố hay trong nhà hàng, quán xá... Thôi loại 5 sao thì không nói, còn thường thường bậc trung vẫn là nỗi kinh hoàng ngay cả đối với người Việt. Ở nhiều quán ăn đông khách, có tiếng ăn ngon ở Hà Nội, nếu đến thì chớ có dại dột tìm đường ra toilet, vì có thể bạn sẽ không dám ăn ở đó lần thứ hai.

Nhiều người nước ngoài nói với tôi rằng người Việt Nam chỉ quan trọng front door (cửa trước) mà coi thường back door (cửa sau). Tôi nhún vai nói rằng âu cái đó cũng là văn hóa. Đấy là cãi cùn thế, còn để phân tích khái niệm "văn hóa" thì không biết gọi "văn hóa toilet" của ta là văn hóa gì. Ở Mỹ, một đất nước có tỉ lệ người béo phì lớn nhất thế giới, người ta còn xây riêng toilet công cộng dành cho những người khổng lồ này. Ở Singapore và Malaysia, người ta treo cả giò hoa lan vào trong toilet công cộng. Ở châu Âu, nhiều toilet còn có cả nhạc giao hưởng để khách thưởng thức một trong "tứ khoái" của con người cho được trọn vẹn. Đặc biệt rất nhiều nước, bao gồm cả Trung Quốc, hầu hết các nhà vệ sinh công cộng đều có buồng riêng dành cho người tàn tật và cho phụ nữ có con nhỏ (ở ta, nhiều khu vệ sinh công cộng ở các trung tâm thương mại đã có). Thậm chí, toilet ở một nhà hàng tư nhân nhỏ xíu ở Paris còn có buồng riêng với ký hiệu xe lăn trên cánh cửa.

Như thế, "văn hóa toilet" cũng thể hiện sự tôn trọng quyền con người nếu ta coi toilet là một thứ tối quan trọng phục vụ cho cuộc sống. Chí ít, nếu toilet không được tối tân, cầu kỳ thì cũng phải sạch sẽ, bởi đến bất kỳ quốc gia nào, điều đầu tiên ta cảm nhận là văn hóa ẩm thực và sau đó là "văn hóa toilet", một thứ không thể tách rời khỏi đời sống.

Văn minh đôi khi được quyết định ở cái toilet

Ở Bảo tàng quốc gia Sri Lanka (một đất nước tuy không giàu có nhưng vô cùng sạch sẽ, trật tự và dày dặn về văn hóa), tôi nhìn thấy vô số toilet cổ được trưng bày. Đó là những xí xổm bằng đá được làm từ 2.000 năm trước, thậm chí có chiếc được thiết kế rất cầu kỳ theo hình dáng cổng vào một ngôi nhà lớn và cái lỗ ở giữa tượng trưng cho... lối vào. Bệ xí xổm mà cũng nạm khắc hoa văn cầu kỳ uốn lượn đến thế, lại còn từ thời trước Công nguyên, trong khi giữa thế kỷ XXI này, vẫn còn khối đồng bào ta tự nghĩ ra những lối xả rác thải cơ thể rất "thiên nhiên".

Văn minh đôi khi được quyết định ở những thứ tưởng chừng rất ngớ ngẩn và kinh hãi là cái toilet.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo