xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc

Yến Anh

(NLĐO)- Báo chí cách mạng Việt Nam thực sự đã có một bước trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Trưng bày chuyên đề và toạ đàm "Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến Chiến khu Việt Bắc" đã khai mạc chiều 20-4 tại Bảo tàng báo chí Việt Nam với sự tham dự của nhiều nhân chứng lịch sử thời kỳ báo chí kháng chiến như nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nhà báo Phạm Phú Bằng, nhà báo Hà Đăng, nhà báo Đặng Minh Phương, nhà báo Thái Duy…

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc - Ảnh 1.

Các nhà báo lão thành xúc động xem lại những hình ảnh quý

Chia sẻ tại buổi toạ đàm, bà Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng báo chí Việt Nam, nhấn mạnh báo chí chiến khu là sự độc đáo tự hào của báo chí cách mạng Việt Nam. Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, lịch sử cách mạng Việt Nam và lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã ghi nhận về sự ra đời và đóng góp của những hoạt động báo chí tại địa bàn các vùng chiến khu cách mạng.

Trưng bày chuyên đề và tọa đàm "Báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc" được nghiên cứu và khai thác, tái dựng với tính chất gợi mở về một giai đoạn lịch sử gắn liền với một số hoạt động và sự kiện báo chí tiêu biểu. Ở đó, báo chí cách mạng thực sự đã có một bước trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc ngay trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh vệ quốc...

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc - Ảnh 2.

Nhiều hiện vật quý được trưng bày

Năm 1946 đã mở đầu và kết thúc với hai sự kiện lịch sử lớn: Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (6-1-1946) và Ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Báo chí Việt Nam nỗ lực thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và đấu tranh cách mạng, góp phần vào thành công của hai sự kiện trên.

Những bài viết, bài phóng sự, bài phỏng vấn và những hình ảnh đăng trên Quốc Hội - tờ báo chỉ xuất bản duy nhất trong kỳ tổng cử đầu tiên và những tin tức cập nhật nóng bỏng, hình ảnh sinh động về Quốc hội Khóa I trên số báo đặc biệt mang tên "Vì nước" xuất bản tháng 11-1946 ... đã cho độc giả được chứng kiến ​ và hình dung rõ nét hơn không khí nóng nổi, tự hào của đất nước trong thời điểm này.

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc - Ảnh 3.

Triển lãm giúp công chúng tìm hiểu rõ hơn về Việt Bắc - cái nôi của báo chí cách mạng

Triển lãm và tọa đàm cũng giúp công chúng tìm hiểu rõ hơn về Việt Bắc - cái nôi của báo chí cách mạng. Từ 1947, Việt Bắc trở thành Thủ đô kháng chiến, nơi quy tụ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Tại đây, nhiều cơ quan báo chí lớn từ Hà Nội đã di chuyển trụ sở lên, một số cơ quan báo chí lớn và nhiều báo chí khác chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Hội Nhà báo Việt Nam ra đời. Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất được thành lập. Có thể kể những cái tên rất lớn, rất ấn tượng trong làng báo Việt Nam, đã xuất bản số đầu tiên ngay giữa chiến khu và đến với rộng rãi công chúng thời kỳ này như Báo Nhân Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an mới…

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc - Ảnh 4.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng - cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên

"Rất nhiều hình ảnh sinh động, trung thực về đời sống kháng chiến qua ống kính các nhà nhiếp ảnh từ Hà Nội gồng gánh lên chiến khu, không chỉ tạo nguồn ảnh thời sự cho báo chí chiến khu mà còn cung cấp cho chúng ta hôm nay những tư liệu ảnh vô giá. Có người mở cả hiệu ảnh ở chiến khu như hiệu ảnh của nhà nhiếp ảnh Trần Văn Lưu…

Trưng bày, tọa đàm báo chí Việt Nam 1946-1954: Từ Hà Nội đến chiến khu Việt Bắc - Ảnh 5.

Một số hình ảnh của báo Cứu quốc được giới thiệu

Độc đáo không đâu có, chính là câu chuyện làm báo tại chiến trường Điện Biên Phủ, tòa soạn báo hoạt động ngay cạnh các chiến hào và sát cánh với bộ đội. 33 số báo đã ra đời giữa chiến trường chính là một huyền tích có thật của báo chí kháng chiến!"- bà Trần Kim Hoa cho hay.

Tại buổi trưng bày, nhiều tư liệu ảnh quý lần đầu tiên được giới thiệu với độc giả, đó là hình ảnh, tác phẩm, hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt có bản gốc bức ảnh quý về Người, kèm bút tích chữ ký; máy chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng làm việc và viết báo tại chiến khu Việt Bắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo