xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TIẾNG VIỆT GIÀU ĐẸP: Tát hay té?

Lê Minh Quốc

Hiện nay, tùy theo tình huống và ngữ cảnh, có những câu thành ngữ, tục ngữ được vận dụng trong khẩu ngữ lẫn văn viết.

Thí dụ, nhiều tờ báo đã đưa tin: "Cơ quan chức năng xử lý việc lợi dụng tin đồn "tát nước theo mưa"; hoặc "Từ điển tục ngữ Việt" (NXB Tổng hợp TP HCM - 2010) của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dương giải thích: "Tát nước theo mưa: Chỉ bắt tay tát nước khi thấy trời bắt đầu đổ mưa (cho đỡ hao sức). Hay dùng với ẩn ý "Giậu đổ bìm leo" (tr.778).

Với cách sử dụng từ "tát" trong trường hợp vừa nêu, liệu có đúng?

TIẾNG VIỆT GIÀU ĐẸP: Tát hay té? - Ảnh 1.

Tát hay té nước? (Ảnh minh họa từ Internet)

Trước hết, cần tìm hiểu từ "tát". Khi bà Hồ Xuân Hương viết: "Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm/ Lênh đênh một ruộng bốn bờ be/ Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa/ Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve". Những câu thơ tài tình này đã vẽ rõ nét hoạt cảnh của lúc tát nước, đúng như "Đại từ điển tiếng Việt" (1999) giải thích: "Đưa nước bằng gầu hoặc bằng vật chứa đựng một cách liên tục, nhịp nhàng từ nơi nọ sang nơi kia". Rõ ràng là một công việc mệt nhọc đã đành mà điều quan trọng là khối lượng nước trong lúc tát nước không phải là ít.

Mà, đã mưa thì khối lượng cũng nhiều, nước của đôi bên cũng "một chín một mười", vậy cần gì phải "tát nước theo mưa"? Bản chất của câu này không nói lên một điều gì cả - vì từ "theo" trong ngữ cảnh này cũng hàm ý như "ăn theo" của các trường hợp như "Theo đóm ăn tàn", "Theo voi ăn bã mía", ta hiểu là noi theo, đuổi theo, bám theo… là theo để được cái gì đó mà mình không có và có lợi cho mình.

Với lúc đang mưa, chỉ cần một ít nước thôi, để khi cho hòa vào đó, không ai phát hiện ra mà vẫn nghĩ chung là nước mưa. Thế thì phải loại bỏ đi từ "tát" mà thay thế bằng từ khác. Từ gì? Đó là từ mà từ ngàn xửa ngàn xưa ông bà mình đã sử dụng là "té": "Té nước theo mưa". Té có phải như đang đi/ đứng/ nằm/ ngồi mà vì lý do gì đó bị ngã oạch xuống? Trường hợp này, người Huế dùng từ "bổ".

Trong câu thành ngữ này, té có nghĩa mà "Việt Nam từ điển" (1931) đã ghi nhận và giải thích: "Hắt nước ra, vung ra", là chỉ động tác vung tay tạt ngang một cách nhanh chóng một ít chất lỏng nào đó, cụ thể ở đây là nhân lúc đang có mưa thì người ta cũng hắt nước theo. Té và tát hoàn toàn khác nhau, vì thế mới có câu thành ngữ: "Mắng như té như tát" là mắng ít, mắng nhiều.

Vậy, câu "Té nước theo mưa" là hiểu theo nghĩa mà "Đại từ điển tiếng Việt" (1999) đã giải thích chính xác: "Lợi dụng thời cơ, lợi dụng dịp có thể che giấu được hành vi sai phạm để kiếm chác lợi lộc cho mình".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo