xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời trình diễn trước khán giả vô hình

Thùy Trang

Khi các thiết chế văn hóa cộng đồng của từng quốc gia tạm ngưng hoạt động, nền tảng số hóa trở nên cực kỳ quan trọng trong việc kết nối khán giả với các hoạt động văn hóa, giải trí qua các kênh trực tuyến

Lệnh cấm tập trung đông người tại các quốc gia trong nỗ lực kìm hãm sự lây lan của dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu khiến cho các mô hình giải trí truyền thống tưởng chừng rơi vào tình cảnh "hấp hối". Nhưng trái lại, thực tế khó khăn này đã thúc đẩy sự bùng nổ của các buổi trình diễn trực tuyến đang diễn ra mọi nơi.

Hòa nhạc tại nhà trở lại?

Người tiên phong cho hình thức này là nghệ sĩ dương cầm người Nga - Đức Igor Levit. Chương trình biểu diễn đầu tiên của ông diễn ra vào hôm 12-3 tại nhà riêng ở Berlin (Đức), với bản "Waldstein Sonata Op.52" của Beethoven huyền thoại, thu hút khán giả khắp thế giới.

Thời trình diễn trước khán giả vô hình - Ảnh 1.

Ca sĩ Mỹ Linh trong chương trình “Music home” vừa diễn raẢnh: TITI

"Một quãng thời gian buồn thảm và kỳ lạ, diễn còn hơn là không làm gì" - Levit nói với khán giả của mình qua trực tuyến trước khi ngồi xuống bên cây đàn và trải lòng trên phím đàn. Màn biểu diễn kéo dài 25 phút của Levit được đăng lại 1.500 lần và thu hút gần 6.000 lượt "thích". Chính Levit cũng thấy hào hứng: "Thật đáng kinh ngạc. Cảm ơn các bạn. Hẹn gặp lại vào tối mai, cũng giờ này". "Hãy mang những buổi hòa nhạc tại nhà trở lại trong thế kỷ XXI!" - ông bày tỏ.

Hiệu ứng từ buổi diễn của Levit đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt nhà hát opera, phòng hòa nhạc khắp nước Đức. Thay vì hủy bỏ buổi diễn "Carmen" của George Bizet, nhà hát Staatsoper (Berlin - Đức) đã chọn phát trực tuyến buổi diễn cho khán giả toàn cầu.

The Philharmonie Berlin thông báo sẽ đóng cửa tới 19-4 như một biện pháp để ngăn sự lây lan của Covid-19 nhưng vẫn công bố tổ chức hòa nhạc trong khán phòng không có khán giả. Tương tự, Nhà hát Metropolitan ở New York sẽ phát hàng loạt chương trình trực tuyến từ ngày 16-3, mở màn là kịch "Carmen".

Không chỉ trong giới nghệ thuật cổ điển, đầu tuần qua, ca sĩ người Anh James Blunt đã tổ chức hòa nhạc tại Hamburg (Đức) trước hàng triệu khán giả vô hình. Hai ngôi sao nhạc Latin Alejandro Sanz và Juané cũng vừa có buổi biểu diễn stream đặc biệt vào ngày 15-3 vừa qua.

"Fox Presents the iHeart Living Room Concert for America", chương trình biểu diễn trực tuyến quy tụ những tên tuổi đình đám, gồm Elton John, Mariah Carey, Alicia Keys, Backstreet Boys, Billie Joe Armstrong... vừa diễn ra ngày 29-3 (giờ địa phương) cũng thu hút khán giả khắp thế giới. Tất cả các nghệ sĩ tham gia sẽ trình diễn ở nhà của họ và phần trình diễn sẽ được quay bằng điện thoại di động cá nhân, máy ảnh và thiết bị âm thanh của chính các nghệ sĩ. Sự kiện này được cho biết là để dành tặng riêng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Số tiền thu được từ buổi hòa nhạc sẽ được gửi đến Feeding America và First Responders Children’s Foundation.

Nghệ sĩ Việt tận dụng lợi thế

"Mỹ Linh - Song book" chủ đề chương trình âm nhạc thuộc chuỗi "Music home" số thứ 2, vừa diễn ra vào tối 27-3, để lại nhiều ấn tượng với khán giả yêu nhạc, đặc biệt những người yêu mến giọng hát Mỹ Linh. Đây là "đêm nhạc trực tuyến hát theo yêu cầu" lần đầu tiên tại Việt Nam. Ở live show này, Mỹ Linh vẫn sát cánh cùng ban nhạc Anh Em nhưng thay vì hát những bài được chuẩn bị sẵn, ca sĩ Mỹ Linh hát một cách ngẫu hứng theo yêu cầu khán giả. Chị nói đây là cách làm tăng tương tác của chương trình với khán giả ngồi tại nhà trong bối cảnh nhu cầu giải trí qua internet tăng cao bởi dịch Covid-19.

Ở Việt Nam, trong 2 năm gần đây, phong trào thực hiện live show online nở rộ, sau khi các phòng vé nhà hát vắng khách, nhưng còn mang tính thử nghiệm. Thì nay, "đặc biệt trong khoảng thời gian này, live show online chính là giải pháp để nghệ sĩ giữ mối liên hệ với khán giả" - chia sẻ của ca sĩ Đình Bảo, cựu thành viên nhóm nhạc AC&M. Tiếp nối hành trình của Hà Anh Tuấn với "See, sing, share", Lam Trường với "Lam Trường 9pm"..., Đình Bảo vừa giới thiệu với khán giả chuỗi live show online gồm 12 số với tên gọi "Đình Bảo - The story" (Bảo và những câu chuyện kể). Cái hay của những chuỗi live show online chính là việc khán giả sẽ thưởng thức âm nhạc thực sự với ban nhạc, điều khó có thể tìm thấy ở hầu hết các sân khấu biểu diễn hiện nay.

Nếu những ca sĩ trên vẫn phục vụ gần như miễn phí cho khán giả trực tuyến thì Tuấn Hưng đang thí nghiệm một loại hình live show online có thu phí, được đầu tư bài bản như một mini show thông thường, với tên gọi: "Đam mê". Những khán giả trả phí sẽ được đưa vào một nhóm kín, chỉ có họ mới được thưởng thức sô diễn trực tuyến này của Tuấn Hưng. Khi quyết định thử nghiệm với hình thức mới mẻ này, ca sĩ Tuấn Hưng cũng lường trước những rủi ro bởi "khán giả Việt hiện nay vẫn có thói quen xem miễn phí. Nhiều người sẽ không đồng tình khi phải bỏ 250.000 đồng để xem một sô diễn ca nhạc online" - anh nói. Nhưng anh cùng ê-kíp đều đồng lòng, quyết tâm cùng nhau bán hết số vé mình mong muốn. Anh tin ban đầu có thể có ít người bỏ tiền để xem nhưng nếu giữ được quyền lợi cho khán giả, cảm thấy mình được trân trọng thì khán giả có thể tăng lên ở các chương trình sau.

Thật ra, không chỉ ở thời điểm khó khăn này, nền tảng online mới đóng vai trò quan trọng. Nhưng đây chính là thời điểm khởi đầu cho sự phát triển và chiếm lĩnh thị phần của nền tảng online ở khu vực giải trí. Khán giả hoàn toàn có thể kết nối với các hoạt động nghệ thuật ở tất cả lĩnh vực chỉ với một thiết bị thông minh. Còn nghệ sĩ không chỉ tương tác với lượng khán giả trong khán phòng nhà hát như lâu nay mà có cơ hội mở rộng ra toàn cầu. Điều đó còn là lựa chọn tối ưu của tương lai. 

Ngồi một chỗ thưởng thức toàn cầu

Khi rạp phim đóng cửa, nhà hát không còn sáng đèn, bảo tàng và những phòng tranh vắng người... trong điều kiện bất khả kháng, nền tảng công nghệ số, hay nói đúng hơn là nền tảng trực tuyến trên internet, đang làm tốt việc kết nối khán giả với nghệ thuật, ở mọi lĩnh vực.

Mọi thứ đều sẽ được diễn ra bình thường, chỉ là khán giả không phải đến nhà hát hay sân khấu, rạp chiếu phim như trước đây. Sự tương tác của khán giả với những chương trình biểu diễn qua các phương tiện công nghệ số Twitter, YouTube... vẫn rất lớn khi biên độ được mở rộng ra phạm vi toàn cầu và lượng người xem trực tuyến có thể lên đến hàng triệu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo