xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thành phố rực rỡ tên vàng

Hoài Hương

Thành phố không chỉ là văn minh, hiện đại, năng động mà còn là nhân ái, nghĩa tình. Thời chiến tranh "Thành đồng Tổ quốc", thời hòa bình "Thành phố rực rỡ tên vàng"

46 năm được là công dân TP Hồ Chí Minh, đó cũng là một niềm tự hào không gì so sánh. Tôi thuộc thế hệ con của những cán bộ miền Nam tập kết, những người con của miền đất Sài Gòn - Gia Định "Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến" đã "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu…".

Trong những câu chuyện của ba má kể cho nghe những ngày thơ ấu ở Hà Nội, tên gọi Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh đã in vào tâm trí trẻ thơ của tôi về thành phố quê hương thật đẹp. Tôi cũng đã hát nhiều lần cùng các bạn ở Câu lạc bộ Thiếu nhi Hà Nội ca khúc thiếu nhi "Em đi thăm miền Nam" của hai nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân, có câu kết:"Sáng tươi tên vàng thành phố Hồ Chí Minh". Lại nhớ trong bài thơ "Ta đi tới" của Tố Hữu, được học từ cấp 1 với những câu không thể quên "Ai đi Nam Bộ/ Tiền Giang, Hậu Giang/ Ai vô thành phố/ Hồ Chí Minh/ Rực rỡ tên vàng…".

Cho dù còn nhỏ, nhưng khi nghe qua radio ca khúc "Tiếng hát từ thành phố mang tên Người", nhạc Cao Việt Bách, lời của nhà báo Đăng Trung, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam:…"Thành phố Hồ Chí Minh/ ngời ngời rực sáng tương lai/ trong mỗi trái tim/ trong mỗi ước mơ/ trong mỗi cuộc đời ta luôn nhớ Bác"…, tôi đã nôn nao trông ngóng háo hức mau sớm được về quê, về TP Hồ Chí Minh của tôi.

Thành phố rực rỡ tên vàng - Ảnh 1.

Một góc TP HCM hôm nay Ảnh: GIA MINH

Tôi rất thích những đoạn cuối của ca khúc "Bài ca người lính"- Diệp Minh Tuyền: "Xa em bao tháng năm/ Mà lòng chẳng xa xăm/ … Ta yêu trong cách xa/ Tình ngạt ngào hương hoa/ Em ơi kiêu hãnh sao thủy chung lòng ta". Và luôn nghĩ về những mối tình đẹp như thơ mà đầy thử thách nghiệt ngã trong những trắc trở chông gai của những người chiến sĩ cách mạng ở thành phố này trong chiến tranh, trong hòa bình.

Tôi được nghe bà Huỳnh Ngọc Vân, nguyên Giám đốc Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP Hồ Chí Minh kể cho nghe mối tình của cặp vợ chồng danh tiếng thành phố là bà Lê Tú Cẩm (Chủ tịch Hội Di sản TP Hồ Chí Minh) và ông Trương Thanh Danh, hai cựu tù chính trị Côn Đảo. 10 năm thương yêu nhau là 10 năm cả hai đều chịu trăm ngàn khổ ải trần gian trong ngục tù đế quốc, với cái chết luôn cận kề, vẫn thủy chung đợi chờ.

Như câu chuyện tình lãng mạn, nàng là nữ sinh Gia Long nhưng bí mật tham gia hoạt động cách mạng, chàng quê Củ Chi, là cán bộ chính trị nòng cốt vào nội đô hoạt động. Chàng đã cảm phục tinh thần kiên cường bất chấp gian khổ hy sinh của nàng "lá ngọc cành vàng", qua vài lần thấp thoáng gặp nhau, chỉ thấy dáng người và đôi mắt rất đẹp sau chiếc khăn bịt mặt, chàng đã "say nắng". Rồi một ngày như định mệnh, chàng đạp xe trên con đường mòn trong rừng chiến khu, thấy một dáng thiếu nữ quen quen đang đi tới, ngang qua, bỗng cả hai cùng ngó nhau, cả hai cùng rung động…

Tháng 9-1965, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt, năm 1967 tòa án chính quyền Sài Gòn tuyên tử hình. Năm 1967, bà cũng bị bắt giam và trải qua nhiều nhà lao. Năm 1974, bà được trao trả khỏi nhà tù Côn Đảo, còn ông đến năm 1975 mới đươc thả. Họ trùng phùng, 46 năm nay họ cùng nắm tay vượt qua mọi gian nan giống như câu chuyện cổ tích được viết nên bằng sự chung thủy và tình yêu nước nồng nàn, tình yêu thành phố quê hương sâu thẳm trong tim. Tình yêu của họ vẫn xanh thắm như mãi tuổi thanh xuân, và thú vị nhất, ông hay đùa "là xe ôm" chở bà đi công việc - công việc giúp bảo tồn các di sản văn hóa nghệ thuật giữ gìn lịch sử của TP Hồ Chí Minh.

Giới trẻ TP Hồ Chí Minh thế hệ 7X- 8X chắc nhiều người còn nhớ ca khúc "Thành phố trẻ" của nhạc sĩ Trần Tiến:…"Thành phố tôi rất trẻ/ Bạn hãy nghe họ hát về mình/ Bằng trái tim rất trẻ/ Bằng khát khao bỏng cháy"… Tôi có người bạn trẻ Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, không chỉ xuất sắc trong nghề luật của mình mà còn là một thành viên tích cực của Chi hội Luật sư bảo vệ trẻ em TP Hồ Chí Minh, viết sách văn học gây quỹ xây nhà nhân ái, viết sách luật hỗ trợ các sinh viên trẻ trường luật thêm kinh nghiệm. 20 năm nay, trở thành một công dân trẻ của TP Hồ Chí Minh, với những khát vọng cống hiến cho cộng đồng, cho TP quê hương thứ hai bằng trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết thanh xuân của mình.

45 năm TP tự hào mang tên Bác, một TP không chỉ là văn minh, hiện đại, năng động mà sâu thẳm trong từng con người là nhân ái, nghĩa tình, hào sảng…, thời chiến tranh "Thành đồng Tổ quốc", thời hòa bình "Thành phố rực rỡ tên vàng".

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo