xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sau "Dã tràng ca", Đức Tuấn ra mắt "Đóa hoa vô thường"

Thùy Trang

Sau thành công của "Dã tràng ca", ca sĩ Đức Tuấn tiếp tục tung ra bản thu âm trường ca "Đóa hoa vô thường" của dự án nhạc Trịnh trong ngày 1-4, tưởng niệm 18 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

 Trường ca "Đóa hoa vô thường" là tác phẩm đồ sộ nhất trong di sản âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Là một tác phẩm phức tạp cả về quy mô âm nhạc và ca từ, "Đóa hoa vô thường" là một thách thức với cả người hát, người soạn hòa âm và cả người nghe. Mỗi nghệ sĩ khi tiếp cận tác phẩm này đều cần một cách diễn giải riêng mình, theo cách cảm, cách hiểu của cá nhân và đi cùng là phong cách âm nhạc phù hợp.

Trường ca "Đóa hoa vô thường" nối tiếp mạch âm nhạc và cảm xúc của Đức Tuấn với nhạc Trịnh theo cách rất riêng của mình. Đức Tuấn vẫn hát theo cách thoát hẳn quan niệm mang tính ràng buộc thường thấy của công chúng về nhạc Trịnh. Với lẽ đó, "Đóa hoa vô thường" phiên bản Đức Tuấn đem lại cảm giác khoáng đạt hơn, những hình ảnh giàu tính ẩn dụ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng hiện lên rõ ràng hơn, nhất là với người nghe trẻ tuổi của ngày hôm nay.

Sau Dã tràng ca, Đức Tuấn ra mắt Đóa hoa vô thường - Ảnh 1.

Ca sĩ Đức Tuấn biểu diễn trong một chương trình nhạc Trịnh Ảnh: Anh Song

Có nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn ra đời từ những suy niệm về thiền của tác giả như "Cát bụi" hay "Một cõi đi về"… nhưng "Đóa hoa vô thường" lại ở một tầm vóc cao hơn không chỉ về suy niệm mà còn cả trong cách thể hiện âm nhạc. Đó là một bản trường ca dài, thường được thu âm với thời lượng trên 10 phút, kết hợp của nhiều đoản khúc giống như từng bước đường, từng giai đoạn mà mỗi con người tự khám phá bản thân, mò mẫm đi tìm bản ngã, biết chấp nhận những được - mất của cuộc đời trong vô thường.

Ca sĩ Đức Tuấn bày tỏ: "Đóa hoa vô thường" có nhiều đoản khúc với nhiều chuyển đoạn đôi khi rất đột ngột, vì thế để tác phẩm có sự thống nhất về âm nhạc, người nghe tập trung thưởng thức và có cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm, chúng tôi cần chọn một lối hòa âm phù hợp, vừa có tính liền mạch nhưng vẫn cho thấy sự phong phú về âm nhạc mà Trịnh Công Sơn đã sử dụng trong tác phẩm này".

Có những khúc hát ngân nga như đồng dao, cũng có những trường đoạn ảnh hưởng nhạc cổ điển và những đoạn đầy kịch tính. Đức Tuấn và nhạc sĩ Lê Thanh Tâm đã sử dụng phong cách neo-classical cho bản hòa âm của bài hát này, một phong cách rất thịnh hành trong dòng nhạc cổ điển giao thoa cũng như cách mà một số ca sĩ nhạc cổ điển trình bày các tác phẩm nhạc pop hoặc ngược lại. Trên nền cổ điển, nhiều sáng tạo mới mẻ và sự pha trộn nhiều phong cách âm nhạc khác nhau, đôi khi hơi nghịch tai nhưng đem lại hiệu ứng mới mẻ, khác lạ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo