xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẵn lòng giúp người nghèo khó

Bùi Thanh Tương Quan

TP HCM luôn đủ rộng để dung hòa, để cho chúng ta không chỉ một mà là nhiều cơ hội nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn

Từ hồi còn nhỏ, tôi đã thấy má hay giúp đỡ, chia sẻ với những người khó khăn hơn, bất kể lạ quen. Ba đi làm xa, một mình má vừa đi dạy vừa nấu món này, làm món nọ để mấy anh em chia nhau đi bán sau giờ học ở trường. Má hay nói với cả nhà là khi đi bán mà gặp người lang thang, cơ nhỡ thì cứ biếu cho họ. Bởi một nắm khi đói bằng một gói khi no. Dù không lấy tiền nhưng cũng phải đưa cho người ta bằng cả hai tay chớ đừng làm theo kiểu bố thí, vì cách cho quý hơn của cho. Mấy anh em tôi nghe lời má nên cứ làm y như vậy. Nhưng nhiều khi anh em tôi cũng thắc mắc không biết phải làm sao nếu gặp những người chỉ làm bộ giả khổ, giả nghèo. Ai dè má chỉ nói một câu nhẹ tênh: " Người ta chắc cũng khó khăn nên mới làm như vậy. Mình thà giúp lầm còn hơn bỏ sót, tụi con à!". Đó chính là bài học đầu đời của anh em chúng tôi về bản tính bao dung, nghĩa hiệp của người Sài Gòn – TP HCM từ má của mình.

Sẵn lòng giúp người nghèo khó - Ảnh 1.

Người nghèo nhận gạo và thực phẩm từ ATM thực phẩm miễn phí của Báo Người Lao Động vào những ngày phòng chống dịch Covid-19 năm 2020 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Mà cũng không riêng gì má tôi đâu, những người trong xóm nơi gia đình tôi từng sống cũng có tính cách như vậy dù đâu phải là bà con, ruột rà. Là bác Duy với chiếc xe lam cũ kỹ nhưng luôn sẵn lòng chở người đi bệnh viện bất kể khuya sớm; là cô giáo Thanh tối về mở lớp dạy chữ mấy đứa nhỏ không có điều kiện đi học; là bà Tư Béo chủ quán cơm nổi tiếng với cái kiểu vừa bán vừa cho; là nhóm thiện nguyện đi phát cơm ở các bệnh viện…

Mà cách sống cho đi, luôn giúp người nghèo khó hơn mình đã trở thành nét đẹp tính cách người dân TP HCM được lưu truyền từ nhiều thế hệ, từ hàng chục, hàng trăm năm qua rồi. Nơi đây có những con người cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm nhưng sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho người khác.  Từ cơm canh, bánh mì, cháo thịt bằm cho đến quần áo, hớt tóc, sửa xe cũng đều miễn phí. Nhiều thứ được để ngay trên vỉa hè, ai đi ngang qua thấy cần thì cứ dừng lại tự nhiên mà dùng. Khát nước thì uống ly trà đá mát lạnh; đói bụng thì ghé lấy ổ bánh mì mà dùng cho qua cơn đói. Trong những ngày giãn cách xã hội còn có cả khẩu trang miễn phí, ATM gạo, ATM thực phẩm của Báo Người Lao Động để sẻ chia với những người khó khăn. Người cho có tâm, người nhận cũng biết chừng mực, chỉ lấy vừa đủ cho mình chứ không lấy mất cơ hội của người đến sau.

Nhiều người nói dân thành thị thường sống vô tâm, mạnh ai nấy lo, không để ý đến những người xung quanh. Sống lâu nơi đây mới biết không phải như vậy, người dân TP HCM thể hiện mức độ quan tâm vừa phải, có chuyện cần thì giúp chứ không soi mói hay can thiệp quá sâu vào đời tư của bất cứ ai.

Nhiều người đến và đi, xem như một cuộc hẹn ngắn ngủi với vùng đất này. Nhưng cũng không ít người nhờ môi trường ở TP này mà công thành danh toại. Sự bao dung, nghĩa tình của người TP HCM tựa như dòng sông chở nặng phù sa vẫn thầm lặng bồi đắp cho những bến bờ cuộc sống này thêm tươi tốt. Không phô trương, không ồn ào nhưng chính họ đã tạo nên hồn cốt cho mảnh đất này. Nơi chữ tình, chữ nghĩa không bao giờ mất đi. TP HCM luôn đủ rộng để dung hòa, để cho chúng ta không chỉ một mà là nhiều cơ hội nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG


           

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo