xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phim Việt một năm được mất

Minh Khuê

Một năm trầm buồn do dịch bệnh nhưng cũng lóe lên một vài tia sáng cho phim điện ảnh, truyền hình Việt.

Điện ảnh "ám ảnh" vì đại dịch

Thị trường điện ảnh gần như "đóng băng" trong năm 2021 sau 2 đợt đóng cửa hệ thống rạp bởi dịch Covid-19. TP HCM - nơi quy tụ nhiều cụm rạp, chiếm hơn 40% doanh thu cả nước - bị thiệt hại nặng nề nhất.

Phim Việt một năm được mất - Ảnh 1.

Phim "Hương vị tình thân" tạo được sức hút trên màn ảnh nhỏ. Ảnh: VFC

Phim Việt một năm được mất - Ảnh 2.

Phim "Bố già" lập kỷ lục doanh thu. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Ðợt đầu tiên (bắt đầu từ ngày 9-2-2021, nhằm 28 tháng chạp năm Canh Tý), hàng loạt phim dự kiến chiếu Tết phải dời ngày ra mắt. Ðợt thứ hai (từ ngày 3-5 kéo dài đến 19-11) khiến hàng loạt phim tồn đọng. Như vậy, hệ thống rạp chiếu phim tại TP HCM chỉ hoạt động được từ đầu tháng 3 cho đến ngày 3-5 và từ 19-11-2021 đến nay.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, 2 phim điện ảnh Việt tạo được dấu ấn về doanh thu, trở thành điểm sáng cho một năm ảm đạm. "Bố già" do Vũ Ngọc Ðãng - Trấn Thành đạo diễn, đạt doanh thu cao kỷ lục của lịch sử phim Việt, hơn 400 tỉ đồng. "Lật mặt: 48h" do Lý Hải đạo diễn, gây ấn tượng không kém với 156 tỉ đồng. Một số phim khác dù tạo được chú ý nhưng không đủ lực cũng như thời gian để đột phá về doanh thu, thậm chí thua lỗ nặng như: "Kiều", "Cậu Vàng", "Kiều @", "Sám hối". Ðiều này cho thấy nhu cầu giải trí luôn hiện hữu nhưng khán giả đã không còn rộng rãi chi tiêu, mà chọn lọc kỹ rồi tập trung xem tác phẩm có sức hút nhất.

Ngoài hiện tượng "Bố già", đạo diễn Luk Vân nhận xét điện ảnh Việt khá mờ nhạt vì thời gian đóng cửa rạp quá dài. Ngay cả Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII được nỗ lực tổ chức trong bối cảnh bình thường mới cũng không có sức hút như mọi năm.

Dù trước mắt còn bộn bề khó khăn nhưng đa phần các nhà làm phim vẫn lạc quan, tin tưởng vào năm 2022. "Chúng ta cũng từng rất lạc quan trong 2020 và hậu quả là một năm 2021 trầm lắng với những hoang mang, lo ngại. Vì thế, tôi thấy vẫn giữ hy vọng nhưng không kỳ vọng là tốt nhất" - biên kịch kiêm đạo diễn Kay Nguyễn nói.

Thị trường điện ảnh dần dần chuyển sang giai đoạn hồi phục. Các phương án sản xuất phải bổ sung những quy định tỉ mỉ hơn đề phòng tình huống diễn viên, nhân viên đoàn phim mắc Covid-19 khi đang ghi hình. Những điều này phải được thể hiện rõ trong hợp đồng hai bên ký kết trước đó để tránh kiện tụng về sau. Thêm vào đó, bộ phận y tế không thể thiếu trong đoàn làm phim.

Ðạo diễn Võ Thanh Hòa nhận định dòng phim hài, phim hành động có thể được các nhà sản xuất chọn để đầu tư nhiều hơn vì phù hợp tâm lý muốn giải tỏa căng thẳng sau dịch bệnh của khán giả. Còn đạo diễn Trần Hữu Tấn dự đoán phim hành động và phim kinh dị sẽ lên ngôi bởi tiềm năng vẫn còn rất lớn. Anh tỏ ra hào hứng về thể loại phim kinh dị kết hợp các chất liệu dân gian mà mình đang theo đuổi.

Phim truyền hình:Vừa làm vừa lo

Năm 2021 cũng là một năm đầy thử thách của phim truyền hình Việt Nam. Ðại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến số lượng phim được sản xuất và phát hành song đạo diễn Võ Thạch Thảo nhận định thị trường đã đón nhận những bộ phim chất lượng, phần nào đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của khán giả.

Nếu ở miền Bắc có những bộ phim gây chú ý như: "Hướng dương ngược nắng", "Hương vị tình thân", "11 tháng 5 ngày"… thì miền Nam có "Cây táo nở hoa", "Thương con cá rô đồng"… Ðiểm hạn chế là hầu hết thể loại đều xoay quanh dòng phim gia đình. Dù đây là dòng phim luôn thu hút đông khán giả theo dõi nhưng cũng đã tới lúc cần đa dạng hóa thể loại để đáp ứng nhiều đối tượng khán giả hơn.

Thị trường phim truyền hình phía Bắc với sự đầu tư sản xuất mạnh từ Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) đã cho ra đời nhiều phim chất lượng. Nhờ hiệu ứng tốt với khán giả, VFC có đến 4 phim lọt vào tốp 5 phim truyền hình Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2021 gồm: "Hương vị tình thân", "Hướng dương ngược nắng", "Hồ sơ cá sấu", "Trở về giữa yêu thương".

Một số phim khác như "Mùa hoa tìm lại", "11 tháng 5 ngày" nhận được rất nhiều lời khen do phim không vướng vào "căn bệnh" mạn tính của phim truyền hình Việt là "đầu voi đuôi chuột". Dàn diễn viên diễn xuất tốt, lột tả chân thật nhân vật cũng góp phần mang đến thành công cho những phim này. Các phim "Cảnh sát hình sự: Mặt nạ gương", "Thương ngày nắng về" giữ tốp 5 trong "tốp 10 chương trình truyền hình" được xem nhiều nhất tháng 11-2021 do Kantar Media Việt Nam công bố.

Năm 2022, một số phim truyền hình do VFC sản xuất dự kiến lên sóng là: "Về chung một nhà" (Vũ Trường Khoa - Hoàng Tích Thiện đạo diễn), "Tháng năm rực rỡ sắc màu" (Vũ Minh Trí đạo diễn), "Mùa nhãn chín" (Lưu Trọng Ninh đạo diễn), "Anh có phải đàn ông không?" (Trịnh Lê Phong đạo diễn).

Thị trường phim truyền hình phía Nam cũng bị "đóng băng" một thời gian dài, sản phẩm mới khó có thể được tạo ra ở thời điểm dịch bùng phát mạnh. Ngay sau khi TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam bước vào giai đoạn bình thường mới, nhiều đoàn phim chạy nước rút để quay tiếp tác phẩm dang dở từ trước dịch hoặc quay phim Tết Nguyên đán, phim sit-com (hài tình huống).

"Qua Tết Nguyên đán, tôi nghĩ trường quay vẫn tiếp tục nhộn nhịp nếu tình hình dịch không trở nên căng thẳng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, không thiếu phim truyền hình và tôi tin năm 2022 sẽ khởi sắc hơn" - biên kịch Kim Ngọc nhận định.

Năm 2022, với sự ra đời của nhiều ứng dụng xem phim trực tuyến như Vieon, K+, Galaxy Player…, thị trường dòng phim nhiều tập có nhiều cơ hội đa dạng thể loại và mức độ đầu tư hơn. Các thể loại phim tội phạm, kinh dị, hành động, viễn tưởng, tình cảm sẽ được chú ý song song với dòng phim gia đình. Nhờ vậy, các ý tưởng đột phá, mới mẻ (có giới hạn độ tuổi người xem) sẽ có cơ hội được thực hiện với sự tham gia của những nhà làm phim trẻ.

Hứa hẹn phim Tết

Các phim dự kiến ra rạp vào dịp Tết Nguyên đán gồm: "1990" và "Chìa khóa trăm tỉ". Sau Tết có phim "Chuyện ma gần nhà" và "Maika - cô bé đến từ hành tinh khác" sẽ tiếp nối ra rạp. Nhiều phim truyền hình Tết hứa hẹn mang đến "món ăn tinh thần" cho khán giả: "Hẹn hò cùng thần tượng", "Sống ảo mất thật", "Thấy mai là thấy Tết", "Khi lác tỏa hương", "Vũ điệu đón xuân", "Tình thắm duyên xuân"…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo