xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát hành phim qua mạng đang lợi thế

Minh Khuê

Đại dịch Covid-19 tác động và làm thay đổi nhiều lĩnh vực trong đó có điện ảnh, đang mở ra một xu hướng mới với những lợi thế có thể làm thay đổi vĩnh viễn khái niệm điện ảnh chỉ có thể được trải nghiệm ở rạp

Phim hoạt hình "Trolls world tour" của hãng Universal đã và đang gặt hái thành tích ấn tượng khi phát hành trên các nền tảng số hóa. Thành tích này mở ra tiền lệ nhưng đồng thời cũng đe dọa đến sự tồn vong rạp chiếu truyền thống, lâu nay luôn đòi hỏi tính độc quyền tuyệt đối, khi hoạt động trở lại bình thường sau giai đoạn đóng cửa.

Xu hướng tương lai

Lượng người đăng ký các nền tảng trực tuyến như Netflix tăng vọt lên mức kỷ lục do giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19. Sự tăng vọt này góp phần đẩy nền tảng mạng cùng các dịch vụ kỹ thuật số khác phát huy vai trò. Hãng Universal đã mạnh dạn mở ra tiền lệ khi phát hành phim hoạt hình được đầu tư hơn 100 triệu USD "Trolls world tour" qua hình thức chiếu mạng song song với rạp truyền thống. Nghĩa là phim chiếu ở những rạp hiếm hoi còn hoạt động trên toàn cầu, đồng thời phát sóng trên mạng thông qua dịch vụ VOD (hệ thống phát video theo yêu cầu cho phép người xem phim mọi lúc mọi nơi, trên mọi thiết bị và chủ động lựa chọn). Ngay lập tức, phim này lên vị trí số 1 trên Amazon, Comcast, Apple, Vudu, Google/YouTube, DirecTV và FandangoNOW với mức giá thuê 19,99 USD trong vòng 48 giờ. Đặc biệt trên FandangoNOW, phim này lập kỷ lục có số lượng đặt hàng trước nhiều nhất mọi thời đại, bán chạy nhất trong ngày mở màn và trong 3 ngày cuối tuần.

"Trolls world tour" trở thành tác phẩm Hollywood đầu tiên không phụ thuộc hoàn toàn vào rạp chiếu truyền thống đã tồn tại hơn thế kỷ nay. Phim đã kiếm được gần 100 triệu USD sau 3 tuần lên mạng, con số khiến Universal tự hào đủ để nghĩ đến lợi nhuận. Doanh thu này không cách xa con số 116 triệu USD thu được từ phim "Trolls" trong 3 tuần đầu tại phòng vé Bắc Mỹ vào năm 2016 trước khi thu về 153,7 triệu USD ở Mỹ và gần 347 triệu USD trên toàn cầu.

So với việc phải chia doanh thu cho nhà quản lý rạp, hãng sản xuất đưa được tác phẩm điện ảnh lên mạng đã giúp họ chủ động, không tốn nhiều chi phí và có cơ hội thu lợi nhiều hơn. "Kết quả có được của phim "Trolls world tour" vượt quá mong đợi của chúng tôi và cho thấy tiềm năng của dịch vụ VOD. Ngay khi các rạp chiếu mở cửa lại, chúng tôi hy vọng sẽ phát hành phim ở cả hai định dạng thế này" - ông Jeff Shell, Giám đốc điều hành của Tập đoàn NBCUniversal cho biết trên The Wall Street Journal.

Thành công này đã khích lệ nhiều hãng sản xuất phim nỗ lực đầu tư cho các nền tảng số của riêng họ. Disney quyết phát hành độc quyền phim "Artemis Fowl" trên nền tảng Disney Plus từ ngày 12-6 thay vì ra rạp. Phim "Scoob!" cũng được hãng Warner Bros lên kế hoạch phát hành độc quyền trên HBO Max. Các nhà chuyên môn nhận định phim điện ảnh sẽ tiếp tục lên mạng hậu đại dịch và lăm le phá vỡ quy tắc lâu nay là chỉ đưa lên mạng sau thời gian càn quét doanh thu tại rạp chiếu. Nó đang mở ra một xu hướng mới với những lợi thế có thể làm thay đổi vĩnh viễn khái niệm điện ảnh chỉ có thể được trải nghiệm ở rạp, còn phim đã lên mạng sẽ không thể quay lại rạp.

Phát hành phim qua mạng đang lợi thế - Ảnh 1.

Cảnh trong phim “Trolls world tour”. Ảnh: UNIVERSAL

Không triệt tiêu nhau

Reuters dẫn nguồn tin cho biết phim "Lạc lối ở Nga" và "Phì long quá giang" được phát hành trực tuyến thông qua nền tảng mạng mà không ra rạp đã gây náo động trong ngành công nghiệp phim Trung Quốc. Các rạp chiếu phim lo sợ bị xem nhẹ trong tương lai và doanh thu phòng vé sẽ càng tệ hơn khi công chúng ở nhà xem phim thay vì ra rạp khi dịch Covid-19 lắng xuống. Trước lo ngại này, một nguồn tin từ nhà chức trách nói với các giám đốc điều hành của các cụm rạp rằng sẽ lên kế hoạch để thắt chặt những quy định. Theo đó, một tác phẩm điện ảnh mới phải được chiếu ở rạp trong một thời gian nhất định rồi mới được phép chiếu trên các nền tảng khác. Trong một lá thư gửi cho Cục Quản lý phim quốc gia Trung Quốc, 23 rạp chiếu phim và nhà sản xuất cảnh báo phát hành trực tuyến sẽ phá hủy ngành công nghiệp điện ảnh cũng như quá trình ra mắt phim. Phía các nền tảng mạng thì cho rằng mục tiêu của họ cũng như các rạp chiếu phim đều giống nhau là để cho khán giả xem những phim tốt nhất.

Mặc dù nền tảng mạng sớm thể hiện khả năng trở thành kênh phát hành tiềm năng cho cả điện ảnh lẫn phim dài tập nhưng vẫn là đề tài tranh cãi giữa các nhà làm điện ảnh với phát hành truyền thống, thậm chí nhiều liên hoan phim không chấp nhận phim chiếu trên nền tảng số tham dự hoặc tranh giải. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 càng cho thấy vai trò của nền tảng số cũng như hứa hẹn tạo nên xu hướng phát hành điện ảnh trong tương lai. Xu hướng này góp phần đáp ứng được nhu cầu của không ít người lớn tuổi, những người khó có thể thường xuyên ra rạp thưởng thức phim như giới trẻ. Ở một số quốc gia, rạp phim chỉ tập trung tại thành thị, chưa đến được vùng sâu, vùng xa như Việt Nam, xu hướng phát hành qua mạng cũng là một kênh đưa điện ảnh đến với nhiều khán giả hơn.

Hẳn nhiên, các rạp chiếu phim truyền thống nhận thấy sự đe dọa tồn vong đối với họ khi phát hành qua mạng thành xu hướng và bắt đầu phản ứng. Adam Aron - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của hệ thống rạp phim lớn nhất thế giới AMC - tuyên bố ra đòn trừng phạt Universal rằng AMC sẽ không phát hành bất kỳ phim nào của Universal trong hệ thống rạp của họ ở Mỹ, châu Âu, Trung Đông.

Nhiều người trong giới nhận định vị thế của rạp chiếu truyền thống vẫn giữ vững vì có đối tượng khán giả có nhu cầu đến rạp để thưởng thức trọn vẹn tác phẩm điện ảnh và giao lưu xã hội, so với đối tượng xem phim trên nền tảng mạng có thu phí ít có điều kiện đến rạp và thời gian dành cho xem phim. Cả hai hình thức phát hành này không chỉ không triệt tiêu lẫn nhau mà còn giúp nhà sản xuất mở rộng thêm thị phần và gia tăng lợi nhuận cho mình. 

Phim Việt Nam đang giai đoạn thử nghiệm

Tại Việt Nam, các nền tảng mạng chiếu phim có thu phí đang ở giai đoạn đầu xây dựng: Danet, FPT Play, Galaxy Play... Mới đây, nhà sản xuất phim "Mắt biếc" quyết định công chiếu độc quyền phim này trên nền tảng Galaxy Play (tiền thân là Film+). Từ ngày 19-4 đến 19-5, khách hàng đăng ký mới gói thuê bao Galaxy Play cao cấp 50.000 đồng/tháng hoặc gói thuê bao Galaxy Play Mobile sẽ được tặng phí xem phim "Mắt biếc". Galaxy Play có cho thuê lẻ phim thu phí trên nền tảng này với giá từ 29.000 - 50.000 đồng với phim HD/FullHD, 70.000 đồng với phim 4K, xem trong 48 giờ.

Ngoài các gói miễn phí, gói thuê bao, trang Danet cũng có gói cho thuê giá từ 12.000 - 25.000 đồng, tùy phim.

Nhiều người trong giới nhận định các nền tảng này nếu phát triển tốt sẽ nối dài nguồn thu lợi cho điện ảnh, mở rộng lượng khán giả và phù hợp xu hướng tương lai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo