xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhìn lại thời vàng son của Sơn Nam Vang

Hà Giang

(NLĐO) - Triển lãm và buổi sinh hoạt chuyên đề "Sơn Nam Vang - Vàng Son một thưở" diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM là dịp để công chúng và những người yêu nghệ thuật có dịp hoài niệm một dòng sơn truyền thống, mang đậm dấu ấn Phương Nam.

Triển lãm mỹ thuật và sinh hoạt chuyên đề "Sơn Nam Vang - Vàng son một thuở" do Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM phối hợp với Trường Đại học Mỹ thuật TP HCM, Câu lạc bộ Sơn Mài Thành phố, các họa sĩ và nhà sưu tập Bình Dương tổ chức. Đây là dịp để những người yêu tranh sơn mài có cơ hội tiếp cận và nhìn lại về một dòng sơn truyền thống ở khu vực Nam Bộ đã bị mai một trước sự du nhập của nhiều loại chất liệu mới, hiện đại.

Nhìn lại thời vàng son của Sơn Nam Vang - Ảnh 1.

Hoạ sĩ Võ Nam chia sẻ về lịch sử hình thành và phát triển của Sơn Nam Vang. Ảnh: Bảo Tàng Mỹ thuật TP HCM

Sơn Mài được giới chuyên môn đánh giá là một trong những chất liệu hội họa độc đáo, cũng là phát hiện mang tính bước ngoặt trong việc phát triển kỹ thuật từ mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Trải qua thăng trầm thời gian, nghề làm sơn mài và làng nghề sơn mài đã xuất hiện nhiều trên cả nước.

Sơn Nam Vang ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước, xuất phát từ sự phát triển của nhu cầu sản xuất. Khởi phát từ xưởng vẽ của một số hoạ sĩ, sang các lớp học tại Trường Trang trí Mỹ thuật Gia Định và Cao đẳng Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn (nay là Đại học Mỹ thuật TP HCM). Sau đó, các công ty sản xuất tranh sơn mài đã biến tấu dòng sơn này để tạo nên những tác phẩm sơn mài có giá trị nghệ thuật cao. 

Không gian trưng bày gần 80 tác phẩm tranh sơn mài được chọn lọc kĩ càng, qua đó truyền tải những giá trị độc đáo của nghệ thuật sơn mài nói chung, tranh sơn mài Nam Vang nói riêng. 

Nhìn lại thời vàng son của Sơn Nam Vang - Ảnh 2.

Tranh sơn mài Lễ hội của tác giả Lê Đình Chinh

Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạ sĩ Võ Nam chia sẻ: "Phục hưng dòng sơn từ cây sơn Nam Vang làm cơ sở bảo tồn, khôi phục và phát triển tài sản văn hóa sơn mài truyền thống đã từng đem đến cuộc sống con người một phong vị mới, một hàm lượng văn hóa mới, cần bắt đầu được đánh giá lại".

Ông mong muốn trong thời gian tới các làng nghề làm sơn lập các tổ chức nghiên cứu, hội đồng thẩm định chuyên môn để tư vấn về giáo dục đào tạo, dạy nghề để có lớp hoạ sĩ, nghệ nhân kế tục; đề xuất công nhận chức danh, danh hiệu nghệ nhân truyền thống; đánh giá cấp bằng chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật... 

CLB Sơn Mài cũng có kế hoạch phối hợp hoạ sĩ TP HCM, Bình Dương và các nghệ nhân làng nghề sơn mài thành lập nhóm vẽ theo dòng sơn Nam Vang để tổ chức triển lãm tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật hàng năm. 

Triển làm diễn ra từ ngày 21 đến ngày 30-3-2022 tại toà nhà 2, Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo