xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Khi con là nhà": Xúc động tình phụ tử!

Bài: Minh Khuê

(NLĐO) - Một câu chuyện giản dị nhưng đầy cảm xúc khiến khán giả khóc cười cùng số phận nhân vật qua diễn xuất tốt.

"Khi con là nhà" là tác phẩm của bộ đôi Vũ Ngọc Đãng, Lương Mạnh Hải và cũng là tác phẩm thứ hai của họ trong năm 2017. Phim xoay quanh cuộc sống của cha con bé Bi (Lương Mạnh Hải và Duy Anh thủ diễn), tại một làng quê yên bình. Cha của Bi làm nghề thú y, chuyên đỡ đẻ cho bò, heo và nuôi một con heo nọc lớn để đi phối giống cho heo nhà hàng xóm khi cần.

Khi con là nhà: Xúc động tình phụ tử! - Ảnh 1.

Bé Bi kiêm phần cho heo ăn thay cho người cha mê cờ bạc của mình

Cuộc sống cả hai có lẽ đã yên bình như thế nếu người cha không vướng tật mê cờ bạc, đá gà dẫn đến tai họa cho cả hai. Vì trốn công an, hai cha con tìm lên TP HCM, gặp đủ biến cố, cả hai lạc nhau bởi âm mưu của kẻ xấu. Hành trình tìm gặp nhau của cả hai cũng không ít nước mắt lẫn nụ cười.

Phim gửi đến thông điệp nhân văn về tình cha con về hậu quả bi kịch của những kẻ mê cờ bạc, không biết chăm lo cho gia đình mình. Nhân vật người cha về cơ bản không hề xấu nhưng lại bị thói mê cờ bạc chi phối dẫn đến bi kịch cho mình. Tuy nhiên, nhờ vào tình yêu thương của Bi với cha và ngược lại đã hóa giải bi kịch, dẫn đến cái kết có hậu dễ đoán.

Khi con là nhà: Xúc động tình phụ tử! - Ảnh 2.

Những đứa trẻ trong xóm nhà Bi

Khi con là nhà: Xúc động tình phụ tử! - Ảnh 3.

Hai cha con Bi đi làm việc

Khi con là nhà: Xúc động tình phụ tử! - Ảnh 4.

"Khi con là nhà" không ít cảnh xúc động, lấy nước mắt khán giả qua lối diễn xuất chân thật của Lương Mạnh Hải và Duy Anh nhưng lại không theo chiều hướng bi lụy. Phim có nhiều chi tiết hài duyên dáng được cài cắm hợp lý, tạo tiếng cười tự nhiên. Thậm chí, nhân vật đang trong cảnh bi, đầy cảm xúc và khiến khán giả rơi nước mắt nhưng cảnh sau lại bật cười nghiêng ngã. Là diễn viên chính, Duy Anh diễn xuất chân thật, điểm sáng nhất của phim. Những cảnh lùa vịt, dắt heo, bắt ếch, ném đất trên ruộng... của trẻ em nông thôn được tái hiện mang lại ký ức tuổi thơ cho nhiều người.

Phim có kịch bản hợp lý, ít sạn so với những tác phẩm gần đây của màn ảnh rộng Việt. Khán giả qua phim như thấy lại Vũ Ngọc Đãng của thời phim "Hotboy nổi loạn 1" nhưng là phần "Cô gái điếm và con vịt" nói về những số phận dưới đáy xã hội, sống khốn khó, lưu lạc đối lập sự hào nhoáng, xa hoa của phố thị lấp lánh ánh đèn. Những diễn viên phụ trong "Khi con là nhà" diễn tròn vai và có tính cách riêng chứ không mờ nhạt. Phần âm nhạc của phim đặc biệt, ngoài những câu vọng cổ quen thuộc còn có ca khúc chủ đề thang âm ngũ cung, giai điệu đẹp, ca từ đơn giản và dễ nhớ.

Một câu chuyện đơn giản, dễ hiểu nhưng đậm chất Việt và cũng gần gũi với ký ức người xem. Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng tâm sự trong buổi ra mắt phim rằng những phim trước của anh được nhận định hình ảnh đẹp đến mức không chân thật. Vì thế, lần này, anh không làm đạo diễn hình ảnh mà giao cho một người khác, không sử dụng đèn điện mà dùng ánh sáng đèn đường để phim đời hơn, thật hơn. 

Hẳn nhiên, phim cũng có những điểm trừ về hóa trang, về một vài tình tiết phản diện chưa đẩy lên cao nhất. Nhưng để vừa vặn trong mác P dành cho tất cả gia đình cùng xem, những tình tiết phản diện trong phim được gia giảm phù hợp. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo