xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đậm đà tình người thành phố

Trang Quan

Trong xóm nhỏ đó, ai cũng nghèo vật chất nhưng lại rất giàu về tình người. Những tình cảm của những người hàng xóm thuở nhỏ luôn là một ký ức đẹp nằm sâu trong trái tim tôi

Tôi được sinh ra trong một gia đình mà cả ba và mẹ đều xuất thân là giáo viên, ba tôi đã từng là giáo viên tiểu học còn mẹ cũng đã từng là giáo viên mầm non. Thế nhưng khi mẹ sinh ra em trai thì căn bệnh lao phổi ập đến, tôi lúc đó mới chừng khoảng 2 tuổi đã phải xa mẹ về ở nhà ngoại trong những ngày mẹ nằm viện và được cho về nhà chữa bệnh nhưng sức khỏe của mẹ nó chỉ có thể chăm đứa em bé nhỏ mới ra đời.

Giờ đây gánh nặng cơm áo gạo tiền đã nhường lại cho ba tôi. Với mức tiền lương giáo viên ba cọc ba đồng mà ba mẹ tôi nhận về mỗi tháng vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Thế là ba tôi quyết định chuyển từ ngành giáo dục sang điện lực với công việc ban đầu là ngày ngày đạp chiếc xe cũ kỹ đi khắp nơi thu tiền điện bất kể trời nắng hay mưa. Dáng người đã ốm của ba nay càng gầy gò và làn da rám nắng hơn. Cứ mỗi chiều tôi lại hay ra đứng dưới mái hiên nhà để chờ ba về rồi cả nhà cùng quây quần dưới mâm cơm ở phòng khách. Những buồn vui trong cả một ngày dài rong ruổi khắp nơi được ba kể cho ba mẹ con nghe, có cả những lúc ba bị chó nhà người ta rượt đuổi hay chỉ là những lúc có ông cụ, bà bác mời một ly nước mát giữa buổi trưa nóng bức. Những năm 1980- 1990, đời sống người dân TP HCM vẫn còn không ít khó khăn. Nhà tôi dù có lúc trời mưa lớn nước cũng tràn vào ngập nhà, những lúc đó ba tôi lại chỉ 2 chị em tôi gấp thuyền để thả trôi trên nước. Sau hơn 30 năm, câu nói của ba tôi vẫn như mới ngày nào vang vọng trong đầu của tôi: "Nhà mình bị ngập nước, sáng mai ba sẽ tát hết nước ra, còn giờ cha con mình cùng chơi thả thuyền nào". Chính câu nói đó của ba đã nhiều lần giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Bản thân mình cần có cái nhìn tích cực, lạc quan mới có thể đủ sức mạnh để chiến đấu với khó khăn. Ba tôi luôn là người mang đến cho tôi nhiều bài học trong cuộc sống do có lẽ vì được ảnh hưởng bởi ông nội tôi, vốn cũng là một nhà giáo.


Đậm đà tình người thành phố - Ảnh 1.

Từ một huyện ngoại thành, ngày nay Thủ Đức trở thành thành phố quan trọng của TP HCM và cả nước Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngày ấy, nơi tôi sống chỉ là thị trấn Thủ Đức nhỏ bé, xung quanh đều là những người quen biết với nhau. Do lao lực nhiều để mưu sinh nuôi gia đình, ngày nắng cũng như ngày mưa đều cần mẫn rong ruổi đi từ Thủ Đức xuống Long Trường, Long Thạnh Mỹ để thu tiền điện, ba tôi cũng vướng phải căn bệnh lao giống như mẹ tôi. Những ngày ba nằm viện, mẹ tôi phải gửi 2 chị em cho bác hàng xóm trông giùm. Trong xóm nhỏ đó, ai cũng nghèo vật chất nhưng lại rất giàu về tình người. Hai chị em tôi được bác Chín lúc thì cho gói bắp, lúc thì được cô Ba cho bịch yaourt, khi lại được cho hộp bánh ướt. Những tình cảm của những người hàng xóm thuở nhỏ luôn là một ký ức đẹp nằm sâu thẳm trong trái tim của tôi. Và người mà tôi luôn xem như là thần tượng của mình, chính là ba tôi. Mặc dù xuất viện về nhà, sức khỏe còn yếu nhưng ba vẫn cố gắng đi làm với tinh thần luôn lạc quan. Ba nói: "Thời gian nghỉ ngơi đủ rồi, ba phải quay trở lại công việc để còn có tiền mua cặp sách cho 2 đứa đi học nữa chứ".

Ba tôi được sinh ra và lớn lên ngay trên thành phố mang tên Bác. Điều mà tôi luôn ngưỡng mộ ba chính là dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn lạc quan, mọi chuyện rồi sẽ được giải quyết tốt đẹp. Đến bây giờ ba tôi đã về hưu song thỉnh thoảng ba tôi lại nhắc đến cái thuở lọc cọc đạp xe đi thu tiền điện. Ba bảo rằng: "Ngày đó, người dân dễ thương lắm; nhiều khi đóng thiếu tiền là vội vã chạy theo đưa cho đủ; lắm khi mình thối bị dính tiền dư cũng chẳng ai tham còn hớt hải chạy trả. Cả những khi đi thu tiền điện còn được người cho lúc thì trái đu đủ, khi thì 1 bịch mận trồng trước hiên nhà". Cái tình, cái nghĩa của người thành phố là vậy đó, luôn dạt dào tình thương để dành cho nhau.

Mỗi người ai cũng sẽ có một ký ức tuổi thơ với vùng đất mình được sinh ra và lớn lên; riêng tôi, tôi luôn yêu thương và trân trọng cha tôi - một người dân TP HCM, người đã cho tôi cuộc sống và nuôi dưỡng tôi bằng tất cả tình yêu thương như những bậc làm cha mẹ khác trên thành phố này.

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải.

Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021).

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo