xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cung đàn đất nước", lan tỏa âm nhạc dân tộc đến giới trẻ

Tin-ảnh: K.Thắm

Những năm qua, nhiều ca sĩ, nhạc sĩ, Công đoàn, đoàn thanh niên trường học các cấp đã sôi nổi tổ chức nhiều chương trình đưa âm nhạc dân tộc đến với giới trẻ.

Gần đây, đội ngũ giảng viên bộ môn Soft Skill - Nhạc cụ dân tộc thuộc Trường Đại học FPT tiếp tục có thêm sáng kiến đưa âm nhạc dân tộc đến với giới trẻ thông qua buổi triển lãm nhạc cụ dân tộc với chủ đề "Cung đàn đất nước". FPT cũng là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đưa bộ môn Nhạc cụ dân tộc vào chương trình giảng dạy bắt buộc.

Cung đàn đất nước, lan tỏa âm nhạc dân tộc đến giới trẻ - Ảnh 1.

Một góc khu triển lãm các nhạc cụ dân tộc

Buổi triển lãm đã tạo ra một không gian nghệ thuật đậm chất dân tộc Việt khi trưng bày 35 loại nhạc cụ như: đàn T’rưng, sáo, tính tẩu, khèn... Thú vị hơn, bên cạnh mỗi loại nhạc cụ là một câu chuyện lịch sử gắn liền với nó. Trong đó có nhiều cây đàn đã từng gắn bó với các nhạc sư nổi tiếng như đàn tranh của cố nhạc sư Vĩnh Bảo, đàn chapi của nhạc sĩ Trần Tiến gắn liền với ca khúc "Giấc mơ Chapi" hay cây đàn tranh 17 dây đầu tiên trong lịch sử âm nhạc dân tộc có tuổi thọ hơn 100 tuổi (bằng gỗ, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thinh gìn giữ 40 năm, sau đó tặng cho Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Văn Đời năm 1960).

Các bạn trẻ đến giao lưu văn hóa không chỉ tìm hiểu được di sản của dân tộc mà còn tìm thấy nhiều thông tin bổ ích về âm nhạc của các nước châu Á, sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Nhiều loại nhạc cụ mang bản sắc văn hóa của nhiều nước trên thế giới đã được trưng bày như: đàn koto (Nhật Bản), cổ cầm (Trung Quốc), vĩ cầm (Ý)... khiến cho buổi triển lãm trở thành một bản nhạc phổ đa cung điệu.

Những sinh viên tham gia triển lãm đặc biệt yêu thích buổi trình diễn giao lưu âm nhạc với sự góp mặt của những nghệ sĩ vốn là doanh nhân, nhân viên công chức nhưng có niềm đam mê mãnh liệt với âm nhạc dân tộc. Một số trích đoạn cải lương nổi tiếng cùng với nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được những nghệ sĩ tái hiện rất chân thật. Nhiều tràng pháo tay đã dành cho sự kết hợp Đông và Tây qua màn tam tấu gồm đàn tranh tranh và một vĩ cầm với sự trình diễn của nghệ sĩ Phan Thanh Tiến và 2 giảng viên: Vũ Kim Yến, Hồng Lợi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo