xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiện chủ nhân bức tranh mạo danh ra tòa

Bài và ảnh: HÒA BÌNH

Gia đình họa sĩ Tạ Tỵ kiện nhà sưu tập Vũ Xuân Chung ra tòa. Đây là vụ án bản quyền hội họa đầu tiên trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam nếu được tòa thụ lý

Gia đình họa sĩ Tạ Tỵ vừa gửi đơn đến TAND TP HCM kiện nhà sưu tập Vũ Xuân Chung, chủ nhân của 17 bức tranh được cho là giả, mạo danh trưng bày trong triển lãm “Những bức tranh trở về từ châu Âu”, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM từ ngày 10 đến hết 21-7, trong đó có bức tranh tên “Trừu tượng” mạo danh chữ ký họa sĩ Tạ Tỵ.

Yêu cầu được xóa tên và xin lỗi

Đơn kiện ghi nội dung: “Đây là một sự mạo danh trắng trợn làm ảnh hưởng đến thanh danh của bố tôi, một người thuộc thế hệ họa sĩ danh tiếng trong những khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Việc mạo danh này cũng đã làm ảnh hưởng không đẹp đến nền hội họa Việt Nam, đồng thời nạn tranh giả, tranh nhái, tranh mạo danh không chỉ làm đau đầu những họa sĩ sáng tạo mà còn làm ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật của quốc gia”.

Đơn kiện của gia đình họa sĩ Tạ Tỵ yêu cầu tòa án giải quyết buộc: “Ông Vũ Xuân Chung phải xóa tên họa sĩ Tạ Tỵ ra khỏi bức tranh mà ông (hay ông Hubert) đặt tên là “Trừu tượng” vì bức tranh này không phải do họa sĩ Tạ Tỵ vẽ; công khai xin lỗi gia đình và vong linh họa sĩ Tạ Tỵ; bồi thường chi phí phát sinh khi phải tiến hành các giám định khác (nếu có) cho đến ngày thi hành án; các chi phí trả cho luật sư”.

Luật sư Nguyễn Hữu Đức đại diện pháp lý cho gia đình họa sĩ Tạ Tỵ
Luật sư Nguyễn Hữu Đức đại diện pháp lý cho gia đình họa sĩ Tạ Tỵ

Hiện tại, đơn kiện đã được TAND TP HCM tiếp nhận và xử lý. Theo quy định, sau 8 ngày làm việc tính từ ngày gửi đơn (3-8), bà Tạ Thùy Châu, đại diện bên nguyên đơn, sẽ có mặt tại tòa án để nhận những phán quyết bước đầu.

Phân tích việc vì sao nhà sưu tập lại bị kiện trong trường hợp có thể ông ta chỉ là nạn nhân, bà Tạ Thùy Châu khẳng định: “Lúc sự việc mới phát lộ, có thể ông Chung cũng hoang mang và chưa biết đâu là tranh giả, tranh thật, thậm chí không tin tưởng vào việc họa sĩ Thành Chương đã nhận đó là sáng tác của Thành Chương. Trong thực tế, việc tranh chấp bức tranh nếu chỉ có hai bên thì rất khó khăn và cần phải qua nhiều khâu giám định nhưng nếu ông Chung là nạn nhân, ông ấy đã tỏ ra hợp tác với chúng tôi hơn bởi vì ngay sau đó, khi vừa biết thông tin về bức tranh giả mạo, tôi đã có mặt tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM và có tham dự trong cuộc họp giám định 17 bức tranh. Ngay trong ngày 19-7, tôi đã khẳng định bức tranh mà ông Chung đang giữ không phải là sáng tác của bố tôi”.

Làm rõ trách nhiệm các bên liên quan

Luật sư Nguyễn Hữu Đức (Chi nhánh Luật Sài Gòn 5, Văn phòng Luật sư Huỳnh Ngọc Hoàng) - người nhận ủy quyền từ bà Tạ Thùy Châu để thu thập chứng cứ, làm việc với các bên liên quan và liên hệ với tòa án trong trường hợp vụ kiện được TAND TP HCM thụ lý - cho biết: “Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM là một bên liên quan, là chủ thể đã chấp nhận và triển lãm 17 bức tranh nói trên, trong đó có bức tranh mạo danh họa sĩ Tạ Tỵ. Bên liên quan thứ hai là ông Jean Francois Hubert, người đã chứng nhận bức tranh, do ông Chung sở hữu, có tên “Trừu tượng” là thật. Theo nguồn tin riêng chúng tôi được biết ông Hubert có vợ là người Việt Nam và hiện đang cư trú cùng vợ tại thành phố Huế. Chúng tôi yêu cầu tòa án xem xét trách nhiệm của các bên liên quan trong vụ việc vi phạm nghiêm trọng tác quyền này”.

Chứng nhận của ông Hubert
Chứng nhận của ông Hubert

Theo phân tích của luật sư Nguyễn Hữu Đức, ông Jean Francois Hubert không hề có bằng chứng nào về lý lịch những bức tranh nhưng đã nghiễm nhiên cấp chứng nhận bừa bãi cho các bức tranh là thật, các chứng nhận của ông Hubert, kể cả sau khi đã được hợp pháp hóa, xác nhận tại Sở Ngoại vụ TP HCM cũng không có giá trị pháp lý gì bởi đó không phải giám định từ các cơ quan chuyên môn mà chỉ được chứng nhận từ một cá nhân duy nhất là ông Hubert. Việc phát hiện 17 bức tranh đều là giả cho thấy kiến thức hạn hẹp của người được gọi là “chuyên gia” có hành tung khá bí ẩn này. Sự việc không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị văn hóa nghệ thuật mà còn ảnh hưởng nặng nề về kinh tế khi các cá nhân cứ việc “hô biến” những thứ “đồ giả” thành đồ thật, nâng mức giá sản phẩm lên đến cả trăm ngàn USD.

Hợp thức hóa (xác nhận) từ Sở ngoại vụ TP HCM
Hợp thức hóa (xác nhận) từ Sở ngoại vụ TP HCM

Ngoài ý kiến khẳng định của ông Vi Kiến Thành về việc luật đã có đủ hành lang pháp lý để xử lý khi có sai phạm nhưng chưa cơ quan nào thực hiện, luật sư Nguyễn Hữu Đức cũng nghiên cứu thêm: “Phía bảo tàng cho biết căn cứ trên Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 12-11-2013 không có các điều khoản thi hành để xử phạt hành chính hoặc tạm giữ tang vật trong các trường hợp tương tự nên đành phải để ông Chung mang tranh về là sai. Chúng tôi đã nghiên cứu Nghị định 131/2013/NĐ-CP đã ban hành ngày 16-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan ở điều 19, với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm, có thể phạt tiền từ 10-15 triệu đồng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm. Nhưng vì luật đã có mà cơ quan chức năng chưa làm việc nên chúng tôi ủng hộ bà Tạ Thùy Châu đưa đơn kiện lên TAND TP HCM để làm rõ trắng đen”.

Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM có phần trách nhiệm

Họa sĩ Lê Huy Tiếp, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật - Hội Mỹ thuật Việt Nam, cho rằng: “Tranh ký tên Sỹ Ngọc của ông Chung không phải là của họa sĩ Sỹ Ngọc vẽ vì Sỹ Ngọc không vẽ nhập nhòe như vậy, riêng chữ ký càng không đúng… Đối với vấn đề này, Bảo tàng Mỹ thuật

TP HCM nên mời công an vào cuộc”. Họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP HCM, khẳng định: “Cuộc họp do Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM tổ chức nên có kết luận và nhờ cơ quan thẩm quyền can thiệp để giữ lại số tranh này để làm rõ”. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, cho rằng: “Nếu muốn xử lý vụ này theo đúng luật định, phải làm nhanh vì kết thúc triển lãm, nhà sưu tập lấy tranh về, muốn làm lại sẽ rất khó khăn”.

Kết thúc triển lãm, ngày 21-7, toàn bộ 17 bức tranh vẫn được nhà sưu tập đến ký biên nhận đưa về như không có chuyện gì. Luật sư Nguyễn Hữu Đức khẳng định: “Trách nhiệm của Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong sự việc này rất lớn. Ngay từ khi phát lộ sự việc, bà Tạ Thùy Châu đã tới làm việc với Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM và có mặt tại cuộc họp đó, bà Châu được ký tên trong biên bản làm việc nhưng phải mãi tới ngày 2-8, tức 2 tuần sau, bà Châu mới nhận được bản sao biên bản này. Tại sao lại chậm trễ như thế? Lẽ ra, phía bảo tàng đã có thể báo cáo lên Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM để cơ quan này chỉ đạo thanh tra vào cuộc ráo riết hơn”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo