xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con ốm

Truyện của NAM GIAO

Trời chuyển mùa. Bé Vi ốm giữa đêm. Nhìn thân hình đen nhẻm, gầy gò của con, chị vừa lau người cho con hạ sốt vừa cố gạt những hàng nước mắt cứ lăn dài trên má.

 

img

Hơn 1 giờ sáng. Khu nhà trọ tối om. Phòng nào phòng nấy đóng cửa, chỉ còn tiếng chó sủa ăng ẳng đâu đó ngoài xóm, tiếng tivi nhà ông chủ vẫn còn thức coi đá bóng và tiếng quạt chạy rì rì từ các phòng bên cạnh.

Với lấy cái khăn vừa giặt lại trong thau nước ấm pha sẵn, chị lau toàn thân cho con, tập trung phần nách và bẹn, thầm cầu mong con mau hạ sốt. Phương ở trọ phòng bên cạnh mở cửa chạy sang. Chị không rõ Phương vừa tỉnh ngủ hay còn thức học bài vì lúc nãy mở cửa nhìn quanh tìm sự giúp đỡ, chị thấy phòng tối om rồi. Phương gõ cửa:

- Chị Thảo ơi, có chuyện gì à chị?

Chị vội đứng dậy, quệt nước mắt, mở cửa phòng ló đầu ra ngoài:

- Con bé sốt gần 40 độ. Chị cho nó uống thuốc hạ sốt rồi mà không biết sao. Sợ nó lên cơn hen.

Phương lật đật chạy về nhà, lấy ống nghe rồi quay sang khám cho bé Vi.

Giữa đêm, chị bồng con chạy đi bệnh viện.

***

Bé Vi vào cấp cứu. Bác sĩ nói nó bị viêm phổi nặng cần phải ở bệnh viện theo dõi. Nhìn con gái thiêm thiếp trên giường bệnh, chị xót xa vô cùng. Đáng ra con đã có một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ, được sống trong sự đùm bọc của người thân họ hàng hai bên nội ngoại. Không phải như bây giờ, một mẹ, một con, giữa nơi đất khách quê người. Cũng may, xóm trọ toàn sinh viên hiền lành, lại học y, nên có chuyện gì chị còn có thể nhờ giúp.

Nhiều lúc ngồi thừ ra nhớ lại chuyện cũ, chị vẫn không thể tin được mình lại liều mạng đến mức bồng con chạy trốn khỏi nhà chồng chỉ với vài trăm ngàn đồng trong túi. Đắn đo, day dứt và cả nỗi sợ hãi về những ngày tháng không biết sống làm sao nhưng chị vẫn dứt áo ra đi. Bởi lẽ làm sao sống nổi dưới một mái nhà với người đã đánh đập, chửi bới mình thậm tệ.

***

Ở công ty, chị làm công việc may phụ và tháo sửa hàng. Mặc dù có kinh nghiệm mười mấy năm trong nghề nhưng chị ít khi được cho vào máy ngồi may công đoạn chính. Việc của chị thường là may nhãn hay sửa hàng lỗi, nhiều lắm người ta mới giao cho chị việc may mí cổ. Lương tính theo sản phẩm, mà ngồi cả ngày chắc gì đã làm được vài chục ngàn. May nhãn đơn giá rất thấp.

Từ sáng đến giờ, chị đã gọi điện thoại cho Hoa hơn cả chục cuộc. Không ai nhấc máy. Chị không còn nhớ nổi trong 2 năm làm việc, Hoa đã từ chối cuộc gọi của chị bao nhiêu lần. Hoa là tổ trưởng của chị ở chỗ làm và nhỏ hơn chị phải gần 10 tuổi. Là người vùng này, Hoa có khuôn mặt bừ bự với thân hình sồ sề đúng nghĩa của một bà mẹ 2 con.

Sáng nay, chị phải đến công ty xin phép. Chị muốn gọi điện để báo cho Hoa một tiếng trước, lát nữa mang đơn lên công ty sẽ nhanh hơn. Chứ con đang nằm trong bệnh viện, không người thân thích, chị biết gửi ai.

Thế mà Hoa không bắt máy. Chị chẳng biết phải xoay xở như thế nào. Không thể nghỉ không phép mà mang đơn lên công ty thì ai trông con. Rồi lá đơn xin phép cũng phải chạy lòng vòng qua mấy người. Tổ trưởng phải ký thì quản đốc mới nhận. Lòng chị rối như tơ vò.

Cuối cùng, chị đánh liều gửi con cho một cô bé sinh viên thực tập coi giúp. Chị đạp xe như ma đuổi tới công ty. Trên đường đi, nước mắt chị hòa với nước mưa chảy ướt cả mặt. Chưa bao giờ chị thấy đời mình lại ngang trái đến vậy. 38 lấy chồng, 40 tuổi trốn khỏi nhà chồng để cứu con, cứu mình. Vậy mà…

***

Chị cầm tờ đơn xin phép đi vào xưởng, tìm tới chỗ tổ trưởng. Đôi mắt đỏ hoe, chị nhìn Hoa đang cắm cúi lật lật mấy chiếc áo vừa được may nhãn. Chị nói:

- Hoa, em ký vào tờ giấy phép giúp chị, để chị mang lên quản đốc nộp xin nghỉ. Con chị nó đang nằm trong bệnh viện, mà hoàn cảnh chị thì em biết rồi. Chị ra đây có 2 mẹ con, không ai để nhờ được hết.

Chị nói xong, đặt tờ giấy phép trước mặt Hoa. Hoa vung tay. Tờ giấy rơi xuống đất. Hoa đứng dậy, quay mặt nhìn chị, đôi mắt hằn lên nét giận dữ. Hoa hét vào mặt chị giữa xưởng may:

- Bà làm đơn mà nghỉ việc luôn đi. Tui không ký kiết gì hết. Khi nào cũng kiếm chuyện, cũng hoàn cảnh này, hoàn cảnh nọ.

Chị em trong xưởng ngừng tay, hết nhìn Hoa rồi nhìn chị. Chị thấy tủi thân vô cùng. Chị khóc òa.

- Em nói gì lạ vậy. Em làm mẹ rồi, em cũng biết khi con đau ốm thì mẹ cũng đứng ngồi không yên. Em còn có chồng, có nhà chồng, nhà mẹ. Chị chỉ có một mình. Em nên thông cảm cho chị chứ. Có ai muốn những chuyện như vậy xảy ra đâu. Em làm gì mà hung dữ vậy.

Khuôn mặt Hoa đanh lại.

- Chị đừng có nói tới nói lui, tui nghe mệt quá! Tui không ký. Chị muốn nghỉ thì cứ nghỉ.

Rồi Hoa quay sang những người khác.

- Còn mấy người, lo làm việc đi! Nhìn cái gì mà nhìn!

Chị đứng nhìn Hoa trân trân, những giọt nước mắt rơi xuống. Rồi chị chạy vù ra khỏi xưởng. Lá đơn xin phép nằm chỏng chơ trên sàn nhà.

Vội vàng đạp xe về bệnh viện mặc cho mưa quất thẳng vào mặt, chưa bao giờ trong hơn 40 năm làm người, chị thấy mình nhục nhã đến vậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo