xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con đường riêng của Lê Cát Trọng Lý

Hòa Bình

Lê Cát Trọng Lý nghĩ đôi khi âm nhạc không phải để thưởng thức nữa mà nó giống như một thứ ngôn ngữ chung để chia sẻ với những con người mà mình không biết họ là ai và họ cũng không biết mình là ai

Lê Cát Trọng Lý ít xuất hiện nhưng mỗi lần cô xuất hiện là khán giả lại bị cuốn hút. Trong 2 đêm hòa nhạc của mình diễn ra vào ngày 28 và 29-9 tại Nhà hát TP HCM, Lý đã khiến khán phòng chật cứng khán giả dù trời vẫn mưa giông rất to mỗi buổi chiều tối. Khán giả hào hứng hát theo Lý, những tràng vỗ tay dành cho cô không dứt sau mỗi tiết mục trình diễn. Kết thúc buổi diễn, khán giả cứ ngồi yên, không ai chịu về khiến Lý phải năn nỉ.


Lê Cát Trọng Lý biểu diễn trong chương trình Ảnh: Nguyễn Duy

Lê Cát Trọng Lý biểu diễn trong chương trình Ảnh: Nguyễn Duy

Khác với “Chênh vênh”, “Nghe tôi kể này”, “Thương”…, Lê Cát Trọng Lý hội ngộ khán thính giả lần này qua những tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng hơn hẳn.

“Ta hứa sẽ nhận ra” được nhiều khán giả trẻ trong khán phòng thuộc lòng vì đó là ca khúc trong bộ phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” của Ngô Thanh Vân vừa gây sốt phòng vé. “Em đứng trên cánh đồng”, “Em thức dậy chưa?”, “Này sao ơi”… được viết có hơi hướng chương hồi, lớp lang như trích đoạn từ một vở diễn nhưng rất nhẹ nhàng, tinh tế, cuốn hút. “Chuyện không ai trông thấy nhau” kể về nỗi đau và cái chết của những người tự yêu cái đẹp của mình. “Con quỷ ăn tên” là câu chuyện ẩn dụ về lợi danh, tham lam - cũng chính là người bạn, người đồng hành luôn ẩn giấu trong lòng chính mỗi người.

Sự trở lại lần này của Lê Cát Trọng Lý không chỉ có sáng tác cho người lớn mà còn có những tác phẩm viết cho thiếu nhi được sử dụng đúng thứ ngôn ngữ trẻ thơ nhưng rất dí dỏm, hóm hỉnh. “Vì sao, vì sao, vì sao” đưa người nghe trở lại với tuổi ấu thơ tột cùng trong trẻo khi mà thế giới chỗ nào cũng rộng lớn và ngập đầy ham muốn khám phá.

Hồi 20 tuổi, cô gái này lại thường mang tâm trạng: “Tôi nghe từ đó đây, nghe câu chuyện quên thế gian, nghe câu chuyện trái tim buồn…”. Nhưng chính trên con đường du ca với “Vui tour” 2011 - khi chuyến xe dừng lại để Lý hát ở một ngôi chùa cho các em bé khuyết tật bị bỏ rơi được các ni cô chăm sóc, hát cho người lạ trên đỉnh đèo mù sương, hát cho những nông dân lam lũ vừa quẳng vội gánh lúa trên cánh đồng dọc con đường vạn dặm mà ở nơi nào cũng giống nơi nào - đã khiến cô tự suy ngẫm: “Đôi khi âm nhạc không phải để thưởng thức nữa mà nó giống như một thứ ngôn ngữ chung để chia sẻ với những con người mà mình không biết họ là ai và họ cũng không biết mình là ai”.

Lý có một mong muốn rất lớn là khiến cho khán giả vui. Vì thế, cô bớt dần những sắc buồn trong các ca khúc mới.

Gia tài âm nhạc dân tộc rất quý giá. Lý đã dành 2 năm rưỡi chuyển hẳn ra phía Bắc nghiên cứu, học hỏi để ngấm những chất liệu dân gian, dân tộc, rồi sáng tác các ca khúc thuần dân tộc theo thể loại pop.

Tháng 1-2017, Lê Cát Trọng Lý sẽ lên đường đi du học tại một trường nghệ thuật ở Đan Mạch. “Mỗi người có một lịch sử và mang theo một di sản khác nhau” - Lý bày tỏ. Cô nghĩ muốn đi ra thế giới được thì phải biết mình là ai. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, người ta cũng sẽ chỉ trân trọng mình khi mình là chính mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo