xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây cao su có thải khí CO2 như nữ đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp nói?

TS Nguyễn Anh Nghĩa, Viện phó Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, phân tích về chuyện nữ đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp cho rằng cây cao su hấp thụ O2 và thải khí CO2, trong khi rừng thì ngược lại - hấp thụ CO2 và thải ra khí O2...

"Hiện nay, cây cao su, cây cà phê, cây tiêu cũng được tính vào tỉ lệ che phủ rừng. Rừng là nơi hấp thụ CO2 để thải ra O2, nhưng cây cao su là loại cây hút O2 và thải ra CO2. Không có một con gì sống được ở trong rừng đó... Tôi nghĩ bộ trưởng cần phải nghiên cứu lại, xem các dự án  (những dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng - PV) này phải điều chỉnh thế nào".

(Nữ đại biểu Quốc hội KSOR H'BƠ KHĂP - Gia Lai tranh luận với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường về diện tích rừng tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội hôm 5-11).

Cây cao su có thải khí CO2 như nữ đại biểu Quốc hội Ksor H’Bơ Khăp nói? - Ảnh 1.

Nông trường cao su ở Bình Dương - Ảnh: VIETNAMNET

"Ban ngày cây cao su quang hợp giống như các cây khác, hút CO2, nhả O2 nhưng chuyển sang dạng hút O2 và nhả CO2 vào ban đêm.

Ngày xưa người dân đi làm cao su rất sớm, khoảng từ 4 giờ sáng, khi đó cây vẫn còn hô hấp hút O2 và nhả CO2 nên công nhân rất khó chịu vì lượng O2 ở rừng cao su khi đó ít đi.

Cây cao su có mủ, độc hại đối với nhiều côn trùng và cả loài ăn thực vật. Nhiều loài côn trùng nếu ăn phải lá cao su hoặc đục thân thì một thời gian sẽ chết nên nói không có con gì sống được là như vậy. Một nguyên nhân khác là trong rừng cao su không có nhiều thức ăn như côn trùng, trái cây nên chim chóc và các loài động vật khác không thể sống được ở rừng cao su.

...Không thể nói rừng cao su thay thế được rừng tự nhiên. Thứ nhất, cây cao su có vòng đời chỉ vài chục năm, so với rừng tự nhiên thì có tuổi hàng trăm năm. Trong rừng cao su hầu như chỉ có cây cao su sống, trong khi rừng tự nhiên có nhiều tầng thảm thực vật. Rừng tự nhiên cũng mọc đan xen lẫn nhau, không như rừng cao su trồng thì có hàng, thẳng lối.

Hơn nữa, trong rừng cao su có rắn, rết… nên công nhân lao động phải phát quang, dọn dẹp các bụi rậm bên dưới, vừa an toàn lại vừa dễ dàng cho công việc chăm sóc và cạo mủ. Đây cũng là nguyên nhân dưới rừng cao su có ít thảm thực vật là vậy. Cây cao su có nhiều lợi thế kinh tế và một phần nào đó cũng có thể được coi là phát triển rừng. Như ở các khu vực đồi trọc, đất bỏ hoang hay rừng tạp, khi đó trồng cây cao su vừa phủ xanh được đất rừng vừa tạo kinh tế cho người dân".

(TS NGUYỄN ANH NGHĨA, Viện phó Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, trả lời VietNamNet ngày 8-11).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo