xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui từ hai chuyện buồn

A.Q

Hai câu chuyện về hai sĩ quan công an, khá tương phản với nhau, gây bàn tán nhiều trong xã hội mấy ngày nay.

Đại úy Nguyễn Thanh Lâm - Công an xã Cự Khối, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội - vừa bị Công an huyện Thanh Oai kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển về Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp công an huyện. Nguyên nhân là bởi, dù có mặt ngay tại hiện trường vụ việc tài xế taxi vật lộn với tên cướp (sau khi bị đối tượng này dùng dao đâm hòng cướp tài sản) vào chiều 16-5 ở khu đô thị Thanh Hà nhưng đại úy Lâm vẫn thờ ơ, đứng bấm điện thoại khá lâu mà không hỗ trợ nạn nhân khống chế nghi phạm.

Việc kỷ luật đại úy Nguyễn Thanh Lâm không chỉ cho thấy sự nghiêm khắc cần thiết của lãnh đạo công an địa phương mà nhìn rộng ra, đối với cả ngành, còn có tác dụng chấn chỉnh toàn lực lượng về trách nhiệm công vụ; nhắc nhở người chiến sĩ Công an nhân dân đừng bao giờ quên những lời dạy của Bác, trong đó có: "Đối với công việc, phải tận tụy".

Không chỉ xử lý trách nhiệm người trong ngành mắc vi phạm, công an địa phương còn khen thưởng người dân tham gia hỗ trợ trấn áp đối tượng trong vụ tấn công tài xế taxi nói trên. Đây là việc làm cần thiết, qua đó giúp lan tỏa hơn nữa phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trường hợp thiếu tá Trịnh Văn Khoa, công tác tại Công an quận Đồ Sơn (TP Hải Phòng), làm đơn xin ra khỏi ngành sau khi tố cáo sai phạm của một số sĩ quan công an ở đơn vị này cũng gây nhiều chú ý.

Trước đó, thiếu tá Khoa gửi đơn tố cáo đích danh một số đồng đội cùng đơn vị đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc bắt giữ 25 người sử dụng ma túy trong một quán karaoke ở Đồ Sơn vào ngày 13-11-2020. Từ tố giác của anh Khoa, VKSND Tối cao đã vào cuộc, khởi tố và bắt giam 4 cán bộ công tác tại 3 đội cảnh sát thuộc Công an quận Đồ Sơn...

Có ý kiến cho rằng thiếu tá Khoa vì sợ bị trù dập sau tố cáo nên xin nghỉ việc, ra khỏi ngành. Không hẳn vậy, bởi thực tế cho thấy nếu nghỉ việc thì anh sẽ đối diện nhiều khó khăn hơn khi bản thân thất nghiệp, vợ đi làm chỉ hưởng lương, lại nuôi 3 con nhỏ. Lý do chính khiến Khoa xin ra khỏi ngành, như anh chia sẻ với báo chí, rằng "vì danh dự và lòng tự trọng, tôi không chấp nhận được những hành vi quá coi thường pháp luật như vậy được".

Những sĩ quan coi thường pháp luật, tha hóa, biến chất và phạm luật sẽ bị trừng trị và loại khỏi ngành để giữ sạch bộ máy. Còn với những tấm gương trượng nghĩa, bản lĩnh như thiếu tá Trịnh Văn Khoa cũng rất cần được biểu dương, nhân rộng, hay hơn là giữ anh lại tiếp tục công tác trong ngành.

Bất cứ ngành nào cũng luôn cần những con người cương trực, liêm chính, dám đấu tranh cho lợi ích chung. Gương sáng dễ được noi theo, hành động đẹp dễ lan tỏa. Loại bỏ phần tử xấu cũng là để tôn vinh nhân tố tốt và đề cao cái đẹp còn có tác dụng đẩy lùi cái ác. Vì lẽ đó, từ chuyện của hai sĩ quan công an đã kể, nhìn dưới lăng kính tích cực, chúng ta vẫn thấy ánh lên niềm tin về lẽ sống ở đời, dòng chảy chủ lưu của cuộc sống hôm nay vẫn là Chân - Thiện - Mỹ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo