xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao thanh tra xây dựng về chốn cũ?

PHAN ANH - SỸ ĐÔNG

Sau 5 năm chuyển từ quận, huyện về Sở Xây dựng TP HCM, lực lượng thanh tra xây dựng giờ lại được đề xuất trả về các địa phương

Vào tháng 5-2013, thanh tra xây dựng (TTXD) ở 24 quận - huyện TP HCM được tổ chức thành 24 đội TTXD địa bàn và thuộc quản lý của Sở Xây dựng TP. Tuy nhiên, chính việc gom lực lượng đã làm phát sinh nhiều bất cập trong quản lý trật tự xây dựng.

Vi phạm xây dựng ngày càng tăng

Theo Sở Xây dựng TP, vi phạm trật tự xây dựng trong các năm 2013, 2014 có giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong 3 năm là 2015, 2016 và 2017 số vụ vi phạm tăng. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, năm 2015 tăng 322 trường hợp, năm 2016 tăng 40 trường hợp và năm 2017 tăng 524 trường hợp. Sự bất cập còn xảy ra trong khâu xử lý, khắc phục vi phạm. Cụ thể, từ năm 2013-2017, Thanh tra Sở Xây dựng ban hành khoảng 6.210 quyết định xử phạt nhưng có gần 3.020 quyết định hiện nay vẫn chưa thực hiện xong. Bên cạnh việc người vi phạm không chấp hành nộp phạt, không tự phá dỡ công trình vi phạm thì các quận - huyện cũng không kịp thời ban hành các quyết định cưỡng chế và tháo dỡ công trình vi phạm, dẫn đến tình trạng không bảo đảm thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có hiệu lực, nên không đủ sức răn đe.

Vì sao thanh tra xây dựng về chốn cũ? - Ảnh 1.

Tình trạng xây dựng nhà trái phép diễn ra tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh Ảnh: LÊ PHONG

Chủ tịch một phường ở quận Thủ Đức cho biết từ khi chuyển lực lượng TTXD về Sở Xây dựng đã bộc lộ nhiều bất cập trong quản lý xây dựng. Đơn cử, một công trình vi phạm, cả 2 đơn vị gồm đội thanh tra địa bàn và UBND phường phải xuống kiểm tra. Nếu công trình đó có phép, trách nhiệm xử lý thuộc về đội thanh tra địa bàn; còn không phép thì thuộc UBND phường. Khi 2 đơn vị này bị "lệch pha", quá trình xử lý công trình sai phạm bị kéo dài, có khi đến 3-5 tháng, thậm chí cả năm trời chưa giải quyết xong. "Sự chồng chéo giữa 2 đơn vị dẫn đến công trình vi phạm không được ngăn chặn kịp thời, đến khi có quyết định xử phạt thì công trình đã đưa vào sử dụng. Lúc này, nếu có cưỡng chế, thiệt hại cho người dân lớn hơn nhiều mà chính quyền địa phương cũng tốn thời gian, nhân lực để tháo dỡ" - vị này nói. Chưa kể, quy trình xử lý vi phạm bị kéo dài là kẽ hở để những cán bộ không trong sáng lợi dụng trục lợi, tham nhũng. Theo quy trình, thanh tra sở sau khi lập biên bản vi phạm hành chính sẽ gửi hồ sơ cho phường để lập hồ sơ trình UBND quận ra quyết định xử phạt, sau đó phản hồi lại cho thanh tra sở. Nếu cán bộ thanh tra hoặc cán bộ phường nhận hồ sơ rồi "ngâm", bên còn lại cũng không biết được hồ sơ đang được xử lý thế nào. Ngoài ra, khi lực lượng TTXD rút về sở, tình trạng xây dựng trái phép diễn biến phức tạp hơn, nhất là khu vực ngoại thành, do phường thiếu nhân lực để kiểm tra các công trình xây dựng.

Quay về "mái nhà xưa"

Trước quá nhiều bất cập trên, Sở Xây dựng đã có công văn gửi Sở Nội vụ về đề án thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND quận - huyện quản lý. Sau khi xem xét, Sở Nội vụ đã có tờ trình gửi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về đề án này. Theo đó, thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là trên cơ sở sáp nhập các Đội Thanh tra địa bàn thuộc Thanh tra Sở Xây dựng và Đội Quản lý trật tự đô thị thuộc Phòng Quản lý đô thị quận - huyện thuộc UBND quận - huyện quản lý. Đây là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phù hợp với tình hình thực tế hoạt động công vụ hiện nay. Các địa phương cũng tán đồng đề xuất trên bởi khi ấy sẽ giải quyết được bất cập trong việc xử lý các công trình.

Hiện nay, Thanh tra Sở Xây dựng được UBND TP giao biên chế là 1.030 người. Để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ sau khi kiện toàn, Sở Xây dựng đề xuất giữ lại Thanh tra Sở Xây dựng 97 biên chế, bổ sung 58 biên chế; giảm 875 biên chế, chuyển về Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận - huyện. "Việc chuyển TTXD về quận, huyện cùng với lực lượng trật tự đô thị ở quận, huyện thành đội quản lý trật tự xây dựng đô thị sẽ phát huy hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng" - Giám đốc Sở Xây dựng TP Trần Trọng Tuấn nói.

Trước đề xuất này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong mới đây đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan, thống nhất với Sở Nội vụ. TP cũng kiến nghị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho phép thí điểm chuyển lực lượng TTXD về quận, huyện. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành cho nghiên cứu thí điểm để phù hợp với thực tiễn TP. 

Tăng biên chế

Từ khi chuyển TTXD ở 24 quận - huyện về Sở Xây dựng đã làm tăng biên chế rất lớn. Tính đến giữa tháng 3-2018, biên chế TTXD là 1.006 người, được bố trí tại 24 đội thanh tra địa bàn khác nhau dẫn đến công tác nắm bắt tư tưởng, tâm tư tình cảm và công tác quản lý, giáo dục công chức, thanh tra viên, nhân viên chưa kịp thời, nhiều trường hợp vi phạm, bị phê bình, kiểm điểm, kỷ luật.

Cụ thể, năm 2013 có 47 trường hợp; năm 2014 có 97 trường hợp, trong đó 1 người bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc; năm 2015 có 44 trường hợp; năm 2016 tăng lên 77 trường hợp, trong đó có 1 người buộc thôi việc, 3 người bị hạ bậc lương, 1 người ở Đội Thanh tra huyện Nhà Bè khởi tố trách nhiệm hình sự. Năm 2017 cũng có 1 cán bộ vi phạm bị buộc thôi việc trong 44 trường hợp vi phạm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo