xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trợ giá xe buýt cần hiệu quả

Gia Minh

(NLĐO) - Cần duy trì chính sách trợ giá xe buýt nhưng TP HCM phải xác định các chính sách trợ giá hợp lý và hiệu quả để tránh lãng phí ngân sách

Ngày 9-9, HĐND TP HCM phối hợp Đài Truyền hình TP tổ chức chương trình lắng nghe và trao đổi với chủ đề "Trợ giá xe buýt - Hiệu quả và giải pháp". Tại chương trình này, nhiều ý kiến cho rằng TP cần tiếp tục duy trì chính sách trợ giá xe buýt bởi sẽ thu hút người dân đi lại cũng như đây là một trong những chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trợ giá cần thực hiện phù hợp và hiệu quả.

Tại TP HCM hiện có 141 tuyến xe buýt, gồm 103 tuyến có trợ giá và 38 tuyến không trợ giá, với tổng số 2.478 phương tiện. Năm 2002 - năm đầu áp dụng chính sách trợ giá với 45 tuyến, khối lượng vận chuyển 157.000 hành khách/ngày hiện tăng lên 103 tuyến, vận chuyển khoảng 700.000 lượt khách/ngày.

Theo ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý vận tải hành khách công cộng – Sở GTVT TP HCM, chính sách trợ giá xe buýt đã hiệu quả trong việc thu hút người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông. Đồng thời, trợ giá cũng là chính sách an sinh xã hội, giúp các đối tượng cần được hỗ trợ đi lại như học sinh, sinh viên, người khuyết tật…

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, ông Trung cho rằng hệ thống xe buýt đang bị nhiều khó khăn và bất cập liên quan đến trợ giá. Cụ thể là bộ định mức đơn giá ban hành từ năm 2009 không còn phù hợp do chi phí đầu vào tăng như giá xe, nhiên liệu, mức lương… Đồng thời, sản lượng vận chuyển hành khách trên các tuyến xe buýt cũng đang ở mức "bão hòa", không tăng. Vì vậy, với mức trợ giá hiện nay không đủ bù chi phí các doanh nghiệp bỏ ra để hoạt động.

Trợ giá xe buýt cần hiệu quả - Ảnh 1.

Sản lượng hành khách đi xe buýt hiện nay được cho là đang trong giai đoạn bão hòa

Bà Tống Thị Thu Thanh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Vận tải xe buýt Quyết Thắng, cũng cho biết từ năm 2013 tới nay, hoạt động của xe buýt bị nhiều khó khăn do định mức đơn giá không còn phù hợp. Bên cạnh đó, việc chi trả tiền hỗ trợ lãi vay đầu tư xe mới cũng chưa đủ, dẫn tới doanh nghiệp rất khó khăn khi trả nợ vay ngân hàng cũng như duy trì hoạt động.

Về vấn đề trên, bà Lê Ngọc Thùy Trang, Phó Giám đốc Sở Tài chính, cho biết năm 2018, TP bố trí ngân sách trợ giá xe buýt là 1.000 tỉ đồng, trong đó kinh phí dự phòng cho việc thay đổi nhiên liệu và mở thêm tuyến mới là 101 tỉ đồng. Tính đến tháng 8, trợ giá đã thanh toán 747 tỉ đồng (chiếm 74% tổng dự toán). Trong khi đó, hiện Sở GTVT đang đề xuất tăng thêm khoảng 300 tỉ đồng tiền trợ giá năm 2018 nên các đơn vị hiện vẫn đang nghiên cứu, đánh giá nhằm có số liệu, phương án cụ thể. Sở Tài chính đã phối hợp Sở GTVT trình Hội đồng Xây dựng định mức lao động - kỹ thuật TP thẩm định bộ đơn giá mới, trình UBND TP trong năm nay để phê duyệt. Bên cạnh đó, bà Trang cũng cho rằng trong việc mở luồng tuyến mới thì trước đó phải khảo sát, đánh giá những luồng tuyến cũ, nếu hoạt động không hiệu quả thì cần cắt bỏ để tránh gây lãng phí.

Trợ giá xe buýt cần hiệu quả - Ảnh 2.

Hệ thống xe buýt cần khắc phục tình trạng trùng tuyến cũng như cải tạo hệ thống bến bãi, nhà chờ...

Theo ông Cao Thanh Bình, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, việc trợ giá xe buýt là cần thiết để thu hút người dân sử dụng, có tiện ích và phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, để xe buýt phát triển tốt hơn và trợ giá hiệu quả cần thực hiện nhiều giải pháp. Cụ thể là hạn chế phương tiện xe cá nhân, tuyên truyền thu hút người dân đi lại cần có những bước thực hiện cụ thể. Bên cạnh đó, xe buýt phải có luồng tuyến phù hợp, tránh sự trùng lắp, gây lãng phí cho ngân sách bởi phải trợ giá.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT, để tiếp tục sử dụng hiệu quả tiền trợ giá, ngành giao thông TP đang tập trung đổi mới về tư duy quản lý đối với hoạt động xe buýt. Cụ thể là xem hành khách là trung tâm phục vụ, nhờ hành khách mới duy trì và phát triển được hệ thống xe buýt. Ông Cường cũng cho biết việc quản lý, điều hành xe buýt hiện đang được áp dụng nhiều giải pháp công nghệ, tự tạo nguồn thu như đang triển khai quảng cáo ở thân xe, xã hội hóa đầu tư hạ tầng bến bãi…

Trước những vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP, đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện các phương thức trợ giá xe buýt phù hợp hơn. Trong việc phát triển vận tải hành khách công cộng mà chủ lực đang là xe buýt, ông Dũng đánh giá là yếu tố đặc biệt quan trọng để đáp ứng các chỉ tiêu của chương trình đột phá giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Vì vậy, từ nhiều phía phải tập trung để nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo