xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trên kiến tạo, dưới… "hành" bạo

Phương Nhung

Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường cho rằng trong khi Chính phủ ngày càng kiến tạo thì ở địa phương có hiện tượng "phép vua thua lệ làng", "hành" doanh nghiệp nhiều hơn

Ngày 1-11, kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, kế hoạch thực hiện năm 2018 cùng phần giải trình của nhiều bộ trưởng.

"Giải phẫu" những bất cập

Cho ý kiến về môi trường kinh doanh, đại biểu (ĐB) QH Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng điều kiện kinh doanh, giấy phép con làm khó doanh nghiệp (DN) khi hiện còn có tới 5.719 điều kiện đặt ra cho 243 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Đó là chưa kể đến hoạt động kiểm tra gây phiền hà cho DN. Theo Nghị quyết 35 của Chính phủ thì việc thanh tra, kiểm tra chỉ 1 lần/năm nhưng ở nhiều địa phương, có DN mỗi năm tiếp 6-7 đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm toán cùng với nhiều đợt kiểm tra không chính thức khác… "Đây là điển hình của câu nói "phép vua thua lệ làng" hay như có câu nói: Chính phủ thì ngày càng kiến tạo còn đội ngũ thực thi thì "hành" ngày càng bạo" - ông Nhường nêu ý kiến.

ĐB Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) bày tỏ lo ngại về tình hình phát triển kinh tế đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Ông Thắng dẫn ví dụ đợt giảm mạnh giá thịt heo vừa qua gây tổn hại nặng nề cho người chăn nuôi. 10 tháng đầu năm đã có hơn 10.000 DN mới thành lập nhưng gần 60% trong số này đã ngừng hoạt động hoặc đang làm thủ tục giải thể. Chất lượng, quy mô các DN còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp, nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn lên DN để trốn thuế. Bất cập từ các dự án BOT "như giọt nước tràn ly" cũng làm méo mó hình thức đầu tư được đặt nhiều kỳ vọng. Tất cả các vấn đề nêu trên cần được "giải phẫu" để có giải pháp khắc phục.

Buôn lậu: Lờn pháp luật!

Trong phần giải trình của mình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trả lời ý kiến của ĐB Nguyễn Sỹ Cương về công tác quản lý thị trường trong phiên thảo luận trước. Ông Trần Tuấn Anh thừa nhận khung khổ pháp luật, các cơ chế, chính sách, chế tài với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại… của chúng ta chưa đủ mạnh. Điều này dẫn đến hiện tượng lờn pháp luật. "ĐB Nguyễn Sỹ Cương đã nêu có rất nhiều thời gian không thấy bóng dáng của các lực lượng chuyên ngành, lực lượng liên ngành trong đấu tranh chống buôn lậu. Đây cũng là một thực tế" - ông Tuấn Anh nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng một trong những nhiệm vụ lớn cần tập trung quyết liệt trong thời gian tới đây là tiếp tục tăng cường hơn nữa việc phối hợp các lực lượng liên ngành để tổ chức đấu tranh chống các tổ chức buôn lậu quy mô lớn, tinh vi. "Tại kỳ họp vừa rồi, QH đã thông qua cho phép xem xét trách nhiệm hình sự ở mức độ buôn lậu trên 1.500 điếu thuốc lá. Đây là cơ sở rất quan trọng để xử lý" - tư lệnh ngành Công Thương cho biết.

Thảo luận nội dung về bội chi ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay Chính phủ trình QH dự toán bội chi ngân sách nhà nước năm 2018 là 3,7% cho đầu tư phát triển. "Với mức bội chi như trên, kết hợp với các giải pháp siết chặt bảo lãnh, dự kiến dư nợ công đến cuối năm 2018 khoảng 63,9% GDP; dư nợ Chính phủ khoảng 52,5%; dư nợ nước ngoài quốc gia khoảng 47,6% GDP, trong phạm vi giới hạn cho phép" - bộ trưởng khẳng định.

Ông cũng nhấn mạnh dự toán chi thường xuyên đã bố trí chặt chẽ, tiết kiệm. Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự lo trong dự toán để bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương. "Chúng tôi nhận thức rõ vấn đề và sẽ quyết tâm hành động, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cam kết.

Đưa rau, quả vào nhóm hàng xuất khẩu chủ lực

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng Đoàn ĐBQH TP HCM, đã "hiến kế" giảm nghèo cho khu vực miền núi. Theo ông Nhân, trong khi xuất khẩu dầu thô cả nước năm 2016 đạt 2,4 tỉ USD thì xuất khẩu trái cây, rau, hoa đạt 2,45 tỉ USD. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng cũng đáng lưu ý khi dầu thô 5 năm qua giảm giá trị 5 tỉ USD; còn xuất khẩu rau, trái cây, hoa tăng bình quân 30%/năm. Từ đó, ông hiến kế Chính phủ xem xét đưa nhóm hàng quả, rau, hoa trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. "Đây là hướng tôi cho rằng khả thi, góp phần giảm nghèo tương đối hiệu quả, nhất là trong khi thị trường xuất khẩu còn rất lớn" - ông Nhân nêu ý kiến.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo