01/12/2018 07:19

Trắng đêm với Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

(NLĐO) - Festival gồm các hoạt động chính như: Lễ hội đường phố; phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống; trình diễn nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; sinh hoạt văn nghệ dân gian

Tối 30-11, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018.

Đây là hoạt động nhằm gìn giữ, tôn vinh giá trị của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đó còn là dịp kết nối, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc có cồng chiêng, tạo sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc anh em, là điều kiện để du khách tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Gia Lai và Tây Nguyên.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cho biết cồng chiêng được coi là tài sản quý giá, linh thiêng và đã trở thành bản sắc văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ bao đời nay. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân, tác giả sáng tác những trường ca, sử thi đi vào lòng người. Tới nay không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã lan tỏa, không chỉ là di sản văn hóa quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, của các dân tộc Việt Nam mà còn là di sản phi vật thể của nhân loại.

Trắng đêm với Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc

Dự khai mạc Festival, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Tây Nguyên là vùng đất đầy nắng và gió với những cánh rừng già xanh thẳm, con người mộc mạc chất phác cùng nhau sinh sống tạo nên cộng đồng với nền văn hóa đặc sắc, độc đáo. Cùng với thời gian, tiếng cồng chiêng vẫn luôn vang vọng trong lòng đồng bào các dân tộc trên dãy Trường Sơn, vượt qua khỏi biên giới quốc gia, là gia tài quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại. Festival cồng chiêng lần này là sự tôn vinh những giá trị độc đáo và sức sống mạnh mẽ, trường tồn của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Trắng đêm với Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Ảnh 2.

Festival lần này sẽ có rất nhiều hoạt động thú vị, đáng xem

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vùng đất Tây Nguyên đang còn lưu giữ hơn 10.000 bộ chiêng, hàng trăm nghi lễ liên quan đến vòng đời người và chu kỳ cây trồng. Lễ nghi nào cũng liên quan đến cồng chiêng. Điều rất đáng mừng là tham gia lễ hội có nhiều đội chiêng, nhiều nghệ nhân ở mọi lứa tuổi, đặc biệt rất đông các cháu thiếu nhi, những người sẽ tiếp tục kế thừa, tiếp nối di sản từ các thế hệ ông cha trao truyền lại.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức tại Gia Lai với chủ đề Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên sẽ diễn ra từ ngày 30-11 đến ngày 2-12. Lễ hội khoảng 1.100 người tham gia các hoạt động.

Hoàng Thanh

Tin liên quan

Viết bình luận

CLIP: Kinh hoàng nước thải đen ngòm đổ ra sông ở Đà Nẵng
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Nhiều cửa xả có nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng gây mùi hôi thối nồng nặc
Thông tin mới vụ ghen tuông đâm vợ, đốt nhà “tình địch” rồi lao xe máy xuống sông tự tử
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Người vợ bị đâm trong vụ chồng ghen tuông mang xăng tới đốt nhà “tình địch” rồi lao xe máy xuống sông tự tử đã tử vong
Bộ trưởng Tô Lâm: Hàng trăm ngàn người không có giấy tờ tùy thân ở ngay Hà Nội, TP HCM
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO)- Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết nhiều người thuộc nhóm yếu thế không có giấy tờ tuỳ thân gây khó khăn cho công tác quản lý, bản thân họ cũng chịu nhiều thiệt thòi
Chung tay gỡ thẻ vàng cho hải sản Việt
1 giờ trước 548 1k
(NLĐO) – Sáng 10-6, Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển" do Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức đến với bà con ngư dân tỉnh này với nhiều hoạt động diễn ra tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền.
Hàng chục cư dân khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột "cầu cứu"

Hàng chục cư dân khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột "cầu cứu"

(NLĐO) - Mặc dù đã trả đủ tiền nhưng chủ đầu tư dự án Khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột chưa cấp sổ đỏ cho một số người dân như cam kết.