xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM thay đổi cách khử trùng nước

THU HỒNG

TP HCM giảm dần việc sử dụng hóa chất, thay vào đó sẽ dùng công nghệ sinh học, hướng tới sử dụng tia UV, ô-zôn khử trùng nước nhằm nâng cao chất lượng nước sạch

Theo thống kê của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO), 94% nguồn nước thô được khai thác trực tiếp tại lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, sau đó xử lý để cung cấp gần 2 triệu m3 nước/ngày đêm cho người dân toàn TP.

Dùng công nghệ mới

Nguồn nước trên, theo SAWACO, so với quy chuẩn về nước mặt dành cho mục đích cấp nước (cột A tại QCVN 08:2015/BTNMT) ở các chỉ tiêu thì hàm lượng amoniac vượt ngưỡng 3 - 5 lần, hàm lượng hợp chất hữu cơ (TOC và COD) vượt ngưỡng 1,1 - 1,5 lần, hàm lượng vi sinh vượt ngưỡng khoảng 2 - 3 lần. Do đó, việc khử trùng trước khi cấp nước cho người dân luôn là vấn đề được các cơ quan liên quan đặc biệt quan tâm.

Trong khi đó, ông Trần Kim Thạch - Trưởng Phòng Quản lý chất lượng nước của SAWACO - nói việc kiểm soát chất lượng nước hiện áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhưng thực tế tiềm ẩn nguy cơ cao khi nguồn nước biến động và chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng nước ngày càng cao của người dân TP. "Chẳng hạn hiện tại, nhiều người lắp đồng hồ nước nhưng không dùng hoặc dùng rất ít do không quen mùi clo trong nước. Chưa kể, nước có clo khi dùng tưới cây khiến một số loại bị vàng lá, khó chăm sóc" - ông Thạch phân tích.

Trước thực trạng trên, cùng với mục tiêu phải nâng cao chất lượng nước, theo ông Trần Kim Thạch, ngành nước TP HCM đã lên kế hoạch ứng dụng công nghệ sinh học, đưa công nghệ mới vào khử trùng. Cụ thể, năm 2021, ngành nước sẽ tập trung nâng chất lượng nước tại Nhà máy Nước Tân Hiệp (lấy nước thô từ sông Sài Gòn, ô nhiễm hơn sông Ðồng Nai), theo đó, song song xử lý hóa lý, sẽ bổ sung công nghệ vi sinh để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước, giảm lượng hóa chất để xử lý nước. Ðặc biệt đến năm 2025, ngành nước sẽ ứng dụng các giải pháp khử trùng khác như dùng tia UV, ô-zôn thay cho châm clo tại các nhà máy nước. Với công nghệ này, theo ông Thạch, ngoài cân đối chi phí đầu tư, các nhà máy nước cần phải có mặt bằng để bố trí cũng như cần phải điều chỉnh lại dòng chảy thủy lực trong nhà máy xử lý nước để bảo đảm an toàn khi bổ sung thêm các công trình.

TP HCM thay đổi cách khử trùng nước - Ảnh 1.

TP HCM đang tiến hành hàng loạt giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nước cũng như nâng cao chất lượng cấp nước. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Gấp rút xây dựng cụm hồ chứa

Theo tính toán của SAWACO, tổng công suất cấp nước trong 10 năm tới khoảng 3,6 triệu m3/ ngày đêm, từ năm 2030 - 2050, hệ thống cần bổ sung nguồn cung cấp khoảng 2,4 triệu m3/ ngày đêm. Ðể nguồn nước bảo đảm an toàn, an ninh, đại diện SAWACO cho biết sắp tới sẽ tính toán di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông Sài Gòn nhằm hạn chế tối đa nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.

Ðặc biệt, đại diện SAWACO cho hay sẽ xây dựng các hồ, cụm hồ dự trữ nước thô, hạn chế rủi ro bởi xâm nhập mặn và ô nhiễm. "TP HCM dự kiến xây dựng cụm hồ chứa nước thô trên sông Sài Gòn với dung tích khoảng 10 triệu m3, tổng diện tích khoảng 200 ha và đầu tư trạm bơm nước thô với công suất khoảng 1 triệu m3/ngày đêm" - đại diện SAWACO thông tin. Riêng để bảo đảm an toàn cấp nước cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, sẽ có 5 - 6 bể chứa nước sạch được xây dựng trong nội thành, vị trí đặt tại Nhà máy Nước Tân Bình, Công viên Phú Lâm, Công viên Văn hóa Gò Vấp, Thảo Cầm Viên, đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).

Thông tin thêm, ông Trần Kim Thạch cho hay ngành nước đang xin cho thí điểm dự án xây dựng bể chứa nước sạch tại Công viên Văn hóa Gò Vấp với diện tích khoảng 3,5 ha, dung tích khoảng 100.000 m3. Nếu mọi thủ tục suôn sẻ, bể chứa đưa vào vận hành sẽ bảo đảm ổn định áp lực và lưu lượng nước cho khu vực quận Gò Vấp, quận 12, một phần các quận Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh.

Ngoài các bể chứa nước, theo ông Trần Kim Thạch, đến năm 2025, TP dự kiến sẽ xây thêm 2 nhà máy nước ở 2 hướng Ðông và Tây. Cụ thể, nhà máy nước phía Ðông TP sẽ đặt ở TP Thủ Ðức; nhà máy này có công suất 500.000 m3/ngày đêm, sử dụng nguồn nước sông Ðồng Nai, hồ Trị An, dự kiến hoạt động năm 2040.

Nhà máy nước phía Tây TP sử dụng nguồn nước sông Sài Gòn, hồ Dầu Tiếng, đặt tại huyện Hóc Môn hoặc huyện Bình Chánh; dự kiến đạt công suất 500.000 m3/ngày đêm vào năm 2040, đến năm 2050 đạt 2 triệu m3/ngày đêm. 

Kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý nước thải

Song song với các kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh nguồn nước, hiện nay, TP HCM đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào 7 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, với tổng công suất xử lý 1.160.000 m3/ngày. Khi hoàn thành các nhà máy này, 100% lượng nước thải sinh hoạt của TP sẽ được xử lý an toàn trước khi ra sông, kênh, rạch.

Ðến năm 2025, cơ quan chức năng sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước, vật liệu dùng trong ngành nước và quy trình kiểm soát để lắp đặt từ 1.500 - 2.000 vị trí lắp đặt nước uống tại vòi.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo