xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới: Tâm thế chủ động

PHAN ANH

L.T.S: Để tránh mất thời gian một năm chuẩn bị như khi thực hiện Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội, TP HCM đã chủ động chuẩn bị các kế hoạch, kịch bản để ngay khi nghị quyết thay thế được thông qua là triển khai nhanh nhất vào cuộc sống.

Cùng với yêu cầu các sở ngành, địa phương thực hiện nhiều nhiệm vụ, TP HCM đã và đang có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Để thực hiện ngay nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017 nếu Quốc hội thông qua, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố đã có kế hoạch thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.

Chủ động và khẩn trương

Việc chuẩn bị này được Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu thống nhất nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy.

Từng đầu việc được phân công cho các sở, ban, ngành với trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng. Qua đó, triển khai đồng bộ, bảo đảm tiến độ và yêu cầu tương ứng 7 lĩnh vực trong dự thảo nghị quyết mới, gồm quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy TP HCM; tổ chức bộ máy TP Thủ Đức.

Sở Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu, trình UBND thành phố trong tháng 6-2023 dự thảo nghị định cụ thể hóa tổ chức thực hiện những cơ chế, chính sách mà nghị quyết của Quốc hội giao Chính phủ quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp bộ, ngành trình Chính phủ ban hành nghị định này trong quý III/2023.

TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới: Tâm thế chủ động - Ảnh 2.

Hiệu quả hóa đội ngũ cán bộ, công chức là một trong nhiều công tác được TP HCM thực hiện trước thềm nghị quyết mới. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tổ Công tác do Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo thực hiện kế hoạch triển khai các nội dung nghị quyết mới. Cùng với đó, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện những nội dung, đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các sở, ngành hoàn thiện 8 tờ trình ngay trong tháng 6 để trình HĐND thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 7-2023. Có thể kể đến một số tờ trình quan trọng như phân bổ vốn cho các dự án và bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn đối với số vốn tăng thêm; bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm; chính sách hỗ trợ lãi vay theo chương trình kích cầu đầu tư; chi thu nhập bình quân tăng thêm.

Nhiều "cú hích" về con người

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi thông tin thành phố đang xây dựng cơ chế về chính sách tuyển dụng, đào tạo, thu nhập, nhà ở, đề bạt... để có đội ngũ cán bộ, công chức TP HCM thật sự tiêu biểu, vượt trội.

Chủ tịch UBND thành phố đã ký quyết định thành lập Ban Soạn thảo và Tổ giúp việc Ban Soạn thảo xây dựng đề án chính sách, giải pháp tạo động lực, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động an tâm công tác trong bộ máy chính quyền đô thị của TP HCM.

Song song đó, thành phố cũng phát động phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, vì sự phát triển của TP HCM".

Phong trào chia làm 2 giai đoạn 2023-2025 và 2026-2030 với mục tiêu khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang thành phố. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức có tư duy sáng tạo, mạnh dạn đề xuất ý tưởng, cách làm đột phá nhằm tháo gỡ, giải quyết những bất cập trong cơ chế, chính sách.

Tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của từng cơ quan, đơn vị, địa phương và vì sự phát triển chung của thành phố cũng là một trọng tâm của phong trào.

Liên quan vấn đề nhân lực, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết thời gian qua, đơn vị đã nghiên cứu và tham mưu lên lãnh đạo TP HCM Đề án cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn đông dân trên địa bàn.

Trong đó, đề xuất phương án dự kiến phân bổ, cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tính chất phức tạp trong quản lý nhà nước của từng địa phương.

Sở cũng xây dựng bổ sung chính sách luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức từ quận, huyện, sở, ngành thành phố về tăng cường hỗ trợ giải quyết các công tác quản lý nhà nước tại cơ sở theo chuyên đề, định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc trong quá trình triển khai công tác cấp bách của thành phố.

Để đồng bộ với việc triển khai nghị quyết mới, Sở Nội vụ hoàn chỉnh dự thảo Đề án và thực hiện lấy ý kiến góp ý các cơ quan, đơn vị trước ngày 15-6.

Thời gian dự kiến hoàn chỉnh đề án, chuẩn bị nội dung tham mưu Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND thành phố trình Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy xin thông qua chủ trương thực hiện đề án trước ngày 30-6. Trên cơ sở chủ trương đã được Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố thông qua đề án tại kỳ họp HĐND thành phố gần nhất trong năm 2023.

Nâng sức hấp dẫn của chính sách

Theo Sở Nội vụ, nghị quyết mới sẽ tạo tiền đề, sức phát triển mới cho thành phố tiếp tục phát huy chính sách đột phá về thu hút và phát triển nhân lực chất lượng cao với số lượng nhiều hơn và hiệu quả cao hơn.

Sau khi nghị quyết thay thế Nghị quyết 54/2017 được ban hành, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tham mưu các cơ chế nhằm nâng cao sức hấp dẫn của chính sách thu hút. Cụ thể, nghiên cứu điều chỉnh quy định về thu nhập, mức đãi ngộ cho chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt; nghiên cứu, xây dựng chính sách về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc...

Liên tục bồi dưỡng, đào tạo

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, TP HCM ban hành nhiều quyết định để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Trong năm 2021, Sở Nội vụ tổ chức 16 lớp cho 493 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó, tập trung tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý trước khi bổ nhiệm. Các khóa học còn lại, Sở Nội vụ chuyển sang kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2022 để tiếp tục thực hiện.

Triển khai các lớp theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2022, Sở Nội vụ tổ chức 246 lớp cho 19.364 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham dự bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Đồng thời, tổ chức lớp bồi dưỡng về nông nghiệp công nghệ cao tại Úc với 25 học viên. Đối với năm 2023, Sở Nội vụ đã xây dựng kế hoạch các lớp bồi dưỡng trong và ngoài nước cho trên 830 lượt học viên...

(Còn tiếp)


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo