xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới (*): Hoàn thiện giao thông, xây nhanh nhà ở

THU HỒNG - QUỐC ANH

Tối ưu hóa liên kết vùng, mở ra bức tranh tươi sáng về nhà ở xã hội là 2 trong nhiều kỳ vọng TP HCM đặt ra và lập tức triển khai ngay khi nghị quyết mới ra đời

Chia sẻ việc chuẩn bị khi nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54/2017 được Quốc hội (QH) thông qua, ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM cho biết UBND TP HCM chỉ đạo rất cụ thể, giao từng đầu việc cho các sở, ngành, quận, huyện.

TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới (*): Hoàn thiện giao thông, xây nhanh nhà ở - Ảnh 1.

Quốc lộ 13 đoạn qua TP HCM được ưu tiên nâng cấp để xóa tình trạng quá tải. Ảnh: THU HỒNG

Ưu tiên dự án cấp bách, liên kết vùng

Trong đó Sở GTVT sẽ chủ trì rà soát, đề xuất tiêu chí, danh mục các dự án thực hiện theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) để trình HĐND TP HCM thông qua khi có nghị quyết mới.

Sở GTVT đang soạn thảo danh mục dự án. Do thời gian áp dụng nghị quyết mới là 5 năm nên sẽ ưu tiên những trục chính, tuyến đường cửa ngõ, tuyến kết nối như tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Quốc lộ 13, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Nguyễn Khoái, cầu đường Bình Tiên.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM nhấn mạnh tính cấp bách của những dự án nằm trong nhóm liên kết vùng. Trong đó, nâng cấp các tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22 sẽ tạo không gian phát triển đô thị cũng như xung lực mới cho TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Riêng nhóm cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4, cầu đường Bình Tiên... khi xây dựng sẽ mở ra không gian phát triển đô thị mới, kết nối ngoại thành và nội thành. Trong tương lai những trục đường này sẽ nối kết với cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 4 không chỉ tăng năng lực giao thông từ Đông sang Tây mà còn thúc đẩy phát triển hệ thống cảng biển, logistics cho thành phố.

Nói về kỳ vọng với nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM, cho rằng hiện nay bất cập lớn nhất trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại TP HCM là thiếu vốn. Các nguồn vốn từ ngân sách trung ương, địa phương, các khoản vay ODA tối đa chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu, 50% còn lại phải trông chờ vào các nguồn lực xã hội.

Theo ông Lương Minh Phúc, nhiều dự án tại TP HCM thực hiện rất tốt nhờ huy động các nguồn lực xã hội như xây dựng cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 1), cầu Sài Gòn 2, cầu Phú Mỹ... Vì vậy, khi có nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 với những cơ chế đặc thù sẽ tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển hạ tầng giao thông thông qua các phương thức như BT (trả chậm), BOT và mô hình TOD.

"Nhiều năm rồi TP HCM chưa có dự án PPP nào mới, với phương thức BT và BOT, kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa mới cho TP HCM, qua đó khơi thông các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện khai thác quỹ đất hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội" - ông Phúc nói.

Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM thông tin thêm khi QH thông qua nghị quyết mới, trong tháng 6 này, thành phố sẽ trình HĐND TP HCM thông qua danh mục các dự án để triển khai ngay. Khoảng 20 dự án được ưu tiên triển khai trong giai đoạn thực hiện nghị quyết mới nhằm xóa tình trạng ùn ứ, bức bí về giao thông.

TP HCM sẵn sàng đón nghị quyết mới (*): Hoàn thiện giao thông, xây nhanh nhà ở - Ảnh 3.

Dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô hơn 1.000 căn hộ đang được triển khai xây dựng tại TP Thủ Đức. Ảnh: QUỐC ANH

Bức tranh sáng về 93.000 căn nhà ở xã hội

Ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho hay chương trình phát triển nhà ở của thành phố giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu phát triển hơn 6,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (NƠXH), tương ứng khoảng 93.000 căn nhà, trong đó phát triển 35.000 căn giai đoạn 2021-2025.

"Trong dự thảo nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 có 4 chính sách về NƠXH đề nghị QH xem xét, ban hành. Đây là một trong những nội dung thúc đẩy phát triển NƠXH thời gian tới" - ông Quân nói.

Đầu tiên, theo giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với việc lập đồ án quy hoạch chi tiết. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết được thực hiện cùng một thời điểm. Đây là việc then chốt để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục dự án NƠXH.

Thứ hai, liên quan đến chấp thuận chủ trương đầu tư dự án NƠXH với các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc được pháp luật về NƠXH cho phép.

Tại thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư, trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa phù hợp quy hoạch chung thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định. "Đây cũng là điểm nếu được tháo gỡ trong thời gian tới sẽ rút ngắn thời gian thực hiện dự án" - giám đốc Sở Xây dựng nói.

Thứ ba, UBND TP HCM phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất NƠXH trong phạm vi dự án nhà ở thương mại hoặc phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất NƠXH ở vị trí khác tương đương về quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại. Từ đó, đáp ứng nhu cầu NƠXH trên địa bàn theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

Giám đốc Sở Xây dựng giải thích trong dự án thương mại thì nhà đầu tư có thể đề xuất thành phố bố trí quỹ đất ở chỗ khác theo quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt để xây dựng NƠXH. Việc này giúp gỡ được vướng mắc thời gian qua vì thành phố đang có 33 dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ dành 20% diện tích đất trong dự án để xây dựng NƠXH.

Cuối cùng, liên quan đất để phát triển NƠXH. Theo đó, đất phát triển NƠXH gồm các trường hợp theo quy định của Luật Nhà ở hiện hành hoặc đất có quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị... Theo ông Trần Hoàng Quân, điều này có nghĩa là cho phép các dự án có quyền sử dụng đất hợp pháp, phù hợp được tiến hành thủ tục để xây dựng NƠXH.

Theo tính toán của Sở Xây dựng, nếu sử dụng 20% quỹ đất tại 33 dự án nhà ở thương mại thì TP HCM có thêm khoảng 70.000 căn hộ NƠXH. Trong đó, 14 dự án, quy mô 15.000 căn có thể triển khai sớm.

Sử dụng quỹ đất hiệu quả

Ông Lương Minh Phúc cho biết riêng mô hình TOD (phát triển đô thị gắn với giao thông) trước mắt được đề xuất áp dụng cho tuyến metro số 1, Vành đai 3. Việc áp dụng sẽ tạo ra nguồn thu lớn để chủ động về mặt tài chính triển khai các dự án lớn.

Thông qua đó, TP HCM sẽ sử dụng quỹ đất hiệu quả trên các tuyến giao thông mới xây dựng, giúp chỉnh trang đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân.

(Còn tiếp)

(*) Xem Báo Người Lao Động số ra từ ngày 5-6

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo