xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM: 39 tuyến đường nào có thể ngập nước khi mưa?

Hải Yến

(NLĐO) - Đại diện Sở Xây dựng TP HCM đề nghị khi có bất kỳ sự cố nào liên quan hệ thống hạ tầng kỹ thuật như ngập nước, cây xanh, chiếu sáng..., người dân thông báo ngay đến số điện thoại 1022 để được kiểm tra, xử lý.

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP HCM chiều 9-6, ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng TP, cho biết trên địa bàn hiện có 735 tuyến đường trục chính. Qua theo dõi tình hình mưa, ngập nước năm 2021-2022, TP HCM có thể xảy ra ngập ở 39 tuyến đường.

Trong đó, 15 điểm ngập ở các tuyến đường gồm: Lê Đức Thọ, Phan Anh, Bạch Đằng, Hồ Ngọc Lãm, Quốc lộ 13, Ba Vân, Bàu Cát, Đặng Thị Rảnh, Dương Văn Cam, Thảo Điền, Quang Trung, Kha Vạn Cân, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ), Quốc Hương, Nguyễn Văn Hưởng.

Bên cạnh đó, 24 điểm sẽ ngập tức thì khi mưa ở các tuyến đường: Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích, Phạm Văn Đồng, Lê Thị Hoa, Tỉnh lộ 43, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp, Hồ Văn Tư, Nguyễn Duy Trinh, Võ Văn Ngân, Quốc lộ 1, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hiệp Bình, Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh, Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Biểu, Mai Xuân Thưởng, Tân Hòa Đông B.

Những điểm này sau khi ngập khoảng 30 phút, nước sẽ rút.

Theo ông Vũ Văn Điệp, TP HCM có 9 tuyến đường sẽ ngập khi triều cường lên mức 1,71 m, gồm: Trần Xuân Soạn, Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Quốc lộ 50, Phạm Hữu Lầu, Huỳnh Tấn Phát, Trịnh Quang Nghị, Nguyễn Thị Thập, Tôn Thất Thuyết.

TP HCM: 39 tuyến đường nào có thể ngập nước khi mưa? - Ảnh 1.

Ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật - Sở Xây dựng TP HCM, thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: Hải Yến

Để phòng tránh, ứng phó trước mùa mưa, đại diện Sở Xây dựng TP HCM cho biết đã duy tu, sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, miệng thu, cửa xả… nhằm tăng cường khả năng thoát nước; kiểm tra, rà soát vận hành các van ngăn triều; vận hành tất cả các trạm bơm cố định để thoát nước; xây dựng các đoạn đê tạm để ngăn triều tràn bờ gây ngập.

Sở Xây dựng TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai việc đấu nối cống, lắp đặt van ngăn triều, vận hành các trạm bơm hỗ trợ thoát nước; xây dựng phương án để tổ chức trực khi mưa, vớt rác ở miệng thu thời điểm trước, trong và sau cơn mưa…

Sở Xây dựng TP HCM còn phối hợp cùng địa phương tổ chức vận động người dân tham gia bảo vệ hệ thống thoát nước; không lấp, bít và bỏ rác thải tại các miệng thu nước để đảm bảo khả năng thoát nước; không xả rác và chất thải rắn xuống các tuyến kênh, rạch…

"Hiện nay, lượng rác xả nhiều gây cản trở, hạn chế khả năng thoát nước, ảnh hưởng đến việc quản ly, duy tu. Rác vớt hôm trước thì hôm sau đã đầy, để thực hiện việc này phải sử dụng ngân sách. Do đó, mong người dân nâng cao ý thức, không xả rác bừa bãi, đặc biệt là xuống kênh rạch" - đại diện Sở Xây dựng TP HCM bày tỏ.

TP HCM: 39 tuyến đường nào có thể ngập nước khi mưa? - Ảnh 2.

Đường Nguyễn Văn Quá ngập sau cơn mưa lớn - Ảnh: QUỐC ANH

Về việc quản lý, chăm sóc cây xanh trước và trong mùa mưa năm 2022, Sở Xây dựng TP HCM đã triển khai, thực hiện xuyên suốt các kế hoạch chăm sóc, cắt tỉa, xử lý nhánh khô, hạ thấp chiều cao cây và rà soát xử lý cây xanh mất an toàn hoặc có nguy cơ mất an toàn. Sở còn kiểm tra thường xuyên để kịp thời ghi nhận, phát hiện cây xanh chết, suy giảm sức sống, bị sâu bệnh, hư hại… gây mất an toàn để có biện pháp xử lý phù hợp.

"Khi có bất kỳ sự cố nào liên quan hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thoát nước, cây xanh, chiếu sáng..., người dân hãy thông báo ngay đến số điện thoại 1022 để được kiểm tra, xử lý" – đại diện Sở Xây dựng TP HCM đề nghị.

Cũng tại buổi họp báo, bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), đã thông tin một số nguyên nhân người dân không tiêm đủ vắc-xin ngừa Covid-19 mũi nhắc.

Theo bác sĩ Nga, HCDC đã thực hiện một khảo sát nhỏ với hơn 2.000 người. Trong đó, 15% không biết nơi tiêm, 12% không đến được điểm tiêm, 12% không đồng ý tiêm, 11% sợ phản ứng và 10% không có thời gian.

"Ngành y tế mong các đơn vị liên quan chung tay, mở chiến dịch truyền thông vận động người dân đi tiêm chủng vắc-xin Covid-19 với thông điệp: Vắc-xin phòng Covid-19 tiêm nhắc đúng lịch sẽ duy trì miễn dịch" – bác sĩ Nga nhấn mạnh.

Bác sĩ Nga cho biết đến nay, tỉ lệ tiêm nhắc vắc-xin phòng Covid-19 mũi 1 (tiêm mũi 3) tại TP HCM chưa cao, khoảng 63,87%. Việc tiêm mũi 4 cũng mới triển khai và tiến độ còn khá chậm.

Thông tin về việc có nên tiếp tục áp dụng khẩu trang hay không, bác sĩ Nga cho hay trước đây, khi thực hiện quy định 5K (sau đó là 5K + vắc-xin), chữ K đầu tiên là mang khẩu trang. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Y tế đề xuất V2K để thích ứng an toàn. Việc giữ khoảng cách, khai báo y tế có thể không triển khai nhưng trong 2 K vẫn có khẩu trang.

Bác sĩ Nga lưu ý khẩu trang là biện pháp dự phòng không dùng thuốc được nhiều nước khuyến cáo để kiểm soát dịch Covid-19. Bên cạnh đó, khẩu trang vẫn được khuyến cáo mạnh mẽ trong biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đeo khẩu trang cũng là cách phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm qua hô hấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo