xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉnh táo để ứng phó kịp thời

TS Cấn Văn Lực

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, tính đến nay, khoảng 250 tỉ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang chịu thuế suất mới 25%.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, cuộc chiến này sẽ khiến xuất khẩu chịu thách thức ngắn hạn, đầu tư và bất động sản hưởng lợi. Xét về tác động tích cực, nếu xem xét kỹ danh mục các mặt hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chịu áp thuế 25%; một số ngành, lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thể được hưởng lợi, chủ yếu là hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, thủy sản, nông sản, đồ gỗ, điện tử, điện thoại và linh kiện... Ở góc độ tác động tiêu cực tới thương mại, khi tổng cầu thế giới, Mỹ, Trung Quốc và EU giảm sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam do đây là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018.

Ngoài ra, nếu cuộc chiến thương mại leo thang, nhiều khả năng Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp sang Việt Nam; thúc đẩy tiêu dùng nội địa làm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào nước này giảm. Điều này tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, nguy cơ khiến nhập siêu của Việt Nam từ quốc gia này tăng lên.

Trong khi đó, ở lĩnh vực đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào một số đối tác lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để dòng vốn này có thể đảo chiều.

Riêng với đầu tư từ Mỹ, Tổng thống Mỹ khuyến khích các tập đoàn nước này rút khỏi các nền kinh tế mới nổi về đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam. Điều này có thể khiến dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại. Dù vậy, cũng đang có xu hướng một số doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Trung Quốc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam như Procon Pacific, Brooks, thậm chí cả Apple...

Một xu hướng khác là đang có sự chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang ASEAN, trong đó Việt Nam được đánh giá là ứng viên sáng giá nhất nhằm tránh bị ảnh hưởng thuế và giảm chi phí kinh doanh. Riêng thị trường bất động sản Việt Nam, trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển đầu tư, nhu cầu bất động sản công nghiệp và nhà ở cao cấp và bình dân dự báo sẽ tăng mạnh.

Rủi ro, thách thức từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc là rất khó lường, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp Việt Nam luôn bám sát, theo dõi, phân tích, dự báo và đưa ra các kịch bản ứng phó phù hợp.

Lúc này, bên cạnh việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để thu hút FDI, Việt Nam cũng cần sàng lọc, lựa chọn, tiếp nhận các dự án, chương trình đầu tư theo hướng thu hút vào các ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường. Các chính sách ưu đãi đối với dự án FDI cần điều chỉnh theo hướng gắn với hiệu quả kinh tế - xã hội và kết nối doanh nghiệp trong nước.

Về phía doanh nghiệp Việt, phải nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội vươn lên, chiếm lĩnh thị phần; tập trung vào cải cách cơ cấu và nâng cao năng lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước khác... 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo