xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng từ Nhật Bản về nước dự lễ ký EVFTA

D.Ngọc

(NLĐO)- Trưa 30-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã rời Osaka (Nhật Bản), lên đường về nước dự lễ ký kết 2 hiệp định EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) tại Hà Nội vào chiều nay

Sáng 30-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã dự lễ hội hoa sen Nhật - Việt tại TP Kinokawa, tỉnh Wakayama, vùng đất nổi tiếng về các giá trị lịch sử, vẻ đẹp tự nhiên, vùng cây ăn trái, trồng hoa nổi tiếng của Nhật Bản.

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, trưa cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới sân bay quốc tế Kansai, rời Osaka, lên đường về nước dự lễ ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng từ Nhật Bản về nước dự lễ ký EVFTA - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Nghị viện châu Âu Antonio Tajani trong chuyến thăm EU vào tháng 10-2018. Ảnh: VGP

Dự kiến, ngay sau lễ ký EVFTA và EVIPA vào chiều nay 30-6 ở Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam sẽ rời Hà Nội, lên đường đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Chiều nay 30-6, Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sẽ được ký kết. EU nhận định EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do "tham vọng nhất từ trước tới nay" mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển, trong đó sẽ xóa gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu ngay khi có hiệu lực, EVFTA sẽ xóa 65% thuế nhập khẩu hàng EU xuất sang Việt Nam, trong khi phần còn lại sẽ được xóa trong giai đoạn 10 năm. Ngược lại, ở thời điểm đầu có hiệu lực, 71% thuế quan hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được gỡ bỏ, và giai đoạn tiến tới xóa phần còn lại là 7 năm tối đa.

"Sau Singapore, thỏa thuận với Việt Nam là việc ký kết thứ hai mà EU thực hiện với một quốc gia Đông Nam Á, và nó cũng cho thấy bước tiến mới cho việc gắn kết của châu Âu với khu vực..."- Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker nói.

Trong khi đó, Cao ủy thương mại Malmstrom ca ngợi tiềm năng của Việt Nam, khẳng định Việt Nam là thị trường sôi nổi và đầy hứa hẹn với hơn 95 triệu khách hàng tiềm năng.

Trước đó, sáng 27-6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và thăm Nhật Bản từ ngày 27-6 đến 1-7 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Với tư cách khách mời đặc biệt, Việt Nam được mời tham gia thảo luận tại tất cả các phiên họp của Hội nghị Thượng đỉnh G20 và đóng góp ý kiến cho dự thảo Tuyên bố chung hội nghị. Kết thúc 2 ngày thảo luận, hội nghị đã thông qua tuyên bố của các nhà lãnh đạo G20 vào ngày 29-6, trong đó khẳng định tiếp tục hợp tác, phối hợp trong các vấn đề kinh tế toàn cầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo