xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tục hành chính "ngốn" tiền doanh nghiệp

Bài và ảnh: Minh Chiến

Doanh nghiệp phải trả mức chi phí 64,1 triệu đồng để hoàn thiện một hoặc một nhóm thủ tục hành chính chỉ trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 17-8, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) công bố Báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC (APCI) 2018. Hội đồng tư vấn đã lựa chọn 8 nhóm TTHC liên quan mật thiết nhất đến một doanh nghiệp (DN) để khảo sát gồm: Khởi sự DN/đăng ký kinh doanh; thuế; đầu tư; giấy phép, chứng chỉ hành nghề; hải quan; đất đai; môi trường và xây dựng.

Chi phí lớn

Theo kết quả được công bố, chi phí tuân thủ TTHC lớn nhất là nhóm TTHC về xây dựng. DN phải trả mức chi phí 64,1 triệu đồng để hoàn thiện một hoặc một nhóm TTHC trong lĩnh vực này.

Thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp - Ảnh 1.

Doanh nghiệp phải trả chi phí lớn để giải quyết thủ tục hành chính

Ông Ngô Phan Hải, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ), cho biết trong tổng số 64,1 triệu đồng kể trên, chi phí trực tiếp (chi phí mà DN phải chi trả bằng tiền trong suốt quá trình thực hiện TTHC để nhận được kết quả TTHC) chiếm tới 93% (gần 60 triệu đồng), chi phí thời gian chỉ chiếm 7% (hơn 4 triệu đồng). Ngoài ra, DN cũng phải trả 46,7 triệu đồng để hoàn thành một TTHC liên quan đến lĩnh vực môi trường. Con số này trong lĩnh vực đất đai là 5 triệu đồng.

Bộ chỉ số này cũng cho thấy chi phí thực hiện cùng một thủ tục có sự khác biệt giữa các địa phương. Đơn cử, thủ tục xây dựng tại các tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có mức chi phí tuân thủ cao nhất, gấp gần 2,3 lần so với mức trung bình trên cả nước. Trong khi đó, mức chi phí tuân thủ tại các tỉnh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ tương đương 20% mặt bằng chung toàn quốc. Lý giải về việc này, ông Hải cho rằng chi phí tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cao do thời gian chuẩn bị hồ sơ dài cộng với chi phí trực tiếp cao, gồm cả chi phí không chính thức và chi phí tư vấn.

Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC nhấn mạnh báo cáo chỉ số sẽ tạo áp lực và cạnh tranh trong cải cách hành chính. Các địa phương có chi phí cao sẽ phải "soi" vào bộ chỉ số để có phương án thay đổi hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho DN và tổ chức.

Để cải cách TTHC, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ, cho rằng cần phải đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, đồng thời cả cơ quan nhà nước và DN đều phải cùng vào cuộc vì một mục tiêu chung. Ông Thân cũng nhấn mạnh con người là quan trọng nhất trong công cuộc cải cách này, đặc biệt là vai trò người đứng đầu.

Hồ sơ rườm rà

Theo ông Ngô Phan Hải thời gian để các DN chuẩn bị hồ sơ hành chính chiếm quá nửa toàn bộ thời gian để hoàn thành TTHC đó. Việc chuẩn bị hồ sơ của DN rất phức tạp. Khâu chuẩn bị hồ sơ, hoàn tất là khâu chiếm chi phí lớn nhất, chiếm 55% chi phí. Khâu nộp hồ sơ và trả kết quả chiếm 33%. Đối với nhóm TTHC về đầu tư, nhóm TTHC về giấy phép, chứng chỉ hành nghề, DN phải bỏ ra khoảng 82% trong tổng số thời gian để chuẩn bị hồ sơ TTHC.

Riêng thủ tục lĩnh vực đất đai, thành phần hồ sơ vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt không có sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước khiến DN mất nhiều thời gian đi lại và chuẩn bị. Bên cạnh đó, có những kết quả hồ sơ được một cơ quan nhà nước thực hiện nhưng không được cơ quan khác công nhận nên phát sinh chi phí cho DN khi thực hiện như: hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ, hồ sơ chuyển nhượng…

Cơ quan khảo sát cũng chỉ ra nguyên nhân nằm ở việc thiếu công khai, minh bạch về hồ sơ, hướng dẫn chưa đầy đủ. Ngoài ra, khi các thủ tục chưa được kết nối, DN có thể phải chuẩn bị những loại hồ sơ giấy tờ giống nhau cho từng cơ quan cũng như phải mất thêm nhiều thời gian để tìm hiểu về thứ tự thực hiện các TTHC. Việc này làm tăng đáng kể chi phí của DN một cách không chính thức.

Về bất cập này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng nhìn nhận các hiệp hội, DN phản ánh các chi phí làm TTHC còn cao, còn mất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần, với nhiều loại chi phí. 

Có phong bì cũng không biết đưa ai

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh cải cách TTHC phải làm đồng bộ từ trên xuống. Nếu làm tốt, công khai, các chi phí sẽ giảm, cả chi phí về thời gian và những khoản như phong bì lót tay cũng được ngăn chặn. Đối với các trung tâm hành chính công áp dụng dịch vụ công trực tuyến, ông Dũng cho rằng người đi làm TTHC có kẹp phong bì vào sổ cũng không biết đưa cho ai vì không nắm rõ ai giải quyết thủ tục của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo